Tham dự Phiên họp còn có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính và một số cơ quan đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội…
Tại Phiên họp, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ Báo cáo số 310/BC-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành năm 2021.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành năm 2021.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Phiên họp:
Toàn cảnh Phiên họp
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết năm 2021
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh cần tiếp tục xác định việc triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Ưu tiên xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022, nhất là các dự án luật để thể chế hóa các Văn kiện Đại hội XIII, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp
Sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ Báo cáo số 310/BC-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành năm 2021
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần có sự thống nhất về cách thức thẩm tra như thế nào để tránh nhắc lại nội dung của những khóa trước, đồng thời tập trung vào báo cáo có liên quan đến các Nghị quyết, các đao luật cụ thể...nhằm nâng cao tính hữu ích và tạo sự đồng thuận...
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu tại Phiên họp
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội là cần bổ sung thêm, làm rõ hơn về các Nghị quyết cơ chế đặc thù của một số tỉnh, thành phố cũng như giải trình, làm rõ hơn một số lĩnh vực chuyên ngành. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cũng ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên họp...
Giải trình nội dung thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, với tinh thần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thẩm tra trong việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra kỹ lưỡng, sâu hơn và cụ thể hơn, tập trung bám sát những tiêu chí mà Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng như Nghị quyết số 672013/QH13 đã yêu cầu. Do vậy, Ủy ban Pháp luật đã đặt ra một số vấn đề mà những kỳ họp trước đây không nêu nhưng không vượt ra ngoài phạm vi các tiêu chí này
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua xem xét báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ trong năm qua (từ 01/10/2020 đến hết tháng 8/2021). Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận các kiến nghị của Chính phủ, đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tổ chức, thi hành pháp luật và xây dựng pháp luật trong thời gian tới
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản quy định chi tiết nhanh hơn, kịp thời hơn, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản để kịp thời phát hiện và sớm có biện pháp khắc phục đối với những văn bản pháp luật ban hành mà nội dung chưa phù hợp...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo, Ủy ban Pháp luật thảo luận với Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ để báo cáo tập trung vào các vấn đề trọng tâm, đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV về tình hình thực hiện Nghị quyết đặc thù của một số địa phương và các cơ chế, chính sách đặc thù một số ngành, lĩnh vực
. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Quốc hội ban hành Nghị quyết nào thì đề xuất Nghị quyết đó, trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 tới