Thông cáo phiên họp thứ 49 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

15/03/2007

Từ ngày 22 đến 29-1-2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

1- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và đánh giá kết quả kỳ họp thứ 10 vừa qua và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X sắp tới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc và đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra, bảo đảm đúng thời gian dự kiến. Kết quả của kỳ họp được nhân dân cả nước đánh giá cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh những cố gắng của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan; của các ngành, các cấp và nhân dân cả nước đã tích cực góp phần làm cho kỳ họp thành công.

Về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, nhiệm vụ trọng tâm là Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước. Đồng thời, Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận, thông qua một số đạo luật và xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương triển khai việc chuẩn bị về mọi mặt cho kỳ họp.

2- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội. Theo đó, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI là ngày Chủ nhật, 19 tháng 5 năm 2002; Hội đồng bầu cử thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về bầu cử và hết nhiệm vụ sau khi bàn giao hồ sơ cuộc bầu cử cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI.

3- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định việc thi hành một số điểm của Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.

Nội dung chính của Nghị quyết nhằm hướng dẫn thi hành các điều liên quan đến việc điều chỉnh chức năng của các cơ quan Nhà nước theo quy định của Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 là bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan thuộc Chính phủ; bỏ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; đồng thời, giao nhiệm vụ này cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương.

4- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc triển khai đại trà chương trình và sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 vào năm học 2002-2003.

Kết quả thí điểm ở lớp 1 và lớp 6 đã khẳng định việc dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa mới đã giúp giáo viên, học sinh đổi mới cách dạy và cách học, từng bước đáp ứng mục tiêu, phương pháp dạy và học, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục. Mặc dù còn có những khó khăn, nhưng các điều kiện cơ bản để tiến hành triển khai đại trà trong toàn quốc chương trình và sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 bắt đầu từ năm học 2002-2003 theo Nghị quyết của Quốc hội đã được bảo đảm. Đây là bước đi cơ bản và cần thiết để tiến tới việc đổi mới toàn bộ chương trình và sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục phổ thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về việc triển khai đại trà chương trình và sách giáo khoa lớp 1, lớp 6 vào năm học 2002-2003 như tiến độ đã nêu trong các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, về nhiệm vụ năm 2002. Đồng thời, yêu cầu Bộ tích cực khắc phục những khuyết, nhược điểm đã bộc lộ trong quá trình thí điểm, phải công bố các tiêu chuẩn về trường sở, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để các địa phương có căn cứ thực hiện theo hướng chuẩn hóa và phải tích cực bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sách giáo khoa mới. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn tất các công việc chuẩn bị nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

5 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động.

- Luật Tổ chức chức Tòa án nhân dân ban hành năm 1992 (qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, 1995) đã phát huy tác dụng tích cực. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, Luật này cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam, bảo đảm cho các Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của việc tăng cường, đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết của Quốc hội.

- Việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp, tạo cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, góp phần quan trọng vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động chung của bộ máy Nhà nước.

- Bộ luật Lao động ban hành năm 1994 đã góp phần quan trọng vào việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lao động-việc làm, tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ về lao động. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới, Bộ luật hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm bảo đảm đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động, khắc phục tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của người lao động; tới sự năng động, linh hoạt của các doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường lao động; đồng thời, phù hợp với các luật khác, đáp ứng kịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo các dự án luật nói trên phối hợp chặt chẽ với các ủy ban hữu quan của Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh văn bản để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 11 sắp tới.

6- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến dự án Pháp lệnh về giá.Trong điều kiện Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên cần thiết có những chính sách, biện pháp thích hợp tác động đến quan hệ cung cầu, bình ổn giá thị trường; mặt khác, đất đai, tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân rất lớn, hàng năm Nhà nước chi tiêu các khoản ngân sách lớn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. Trong nhiều trường hợp, Nhà nước vừa là người mua vừa là người bán. Việc ban hành Pháp lệnh về giá nhằm quy định về quản lý giá của Nhà nước và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong kinh tế, khuyến khích đầu tư, bảo vệ và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; đồng thời, góp phần sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, tài sản của Nhà nước, hạn chế thất thoát, tiêu cực trong chi tiêu ngân sách Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban hữu quan của Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh văn bản để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong một phiên họp sau.
 
  • Các Chủ tịch Quốc hội tiền nhiệm
  • Phiên họp thứ 56
  • Phiên họp thứ 55
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 53
  • Phiên họp thứ 52
  • Phiên họp thứ 51
  • Phiên họp thứ 50
  • Phiên họp thứ 49
  • Phiên họp thứ 48
  • Phiên họp thứ 47
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X