• Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Thông báo số 1019/TB-TTKQH của Tổng thư ký Quốc hội về kết luận phiên họp thứ 12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    05/10/2017

    QUỐC HỘI KHÓA XIV

    TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI

    Số:  1019/TB-TTKQH

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Hà Nội, ngày 14  tháng 7  năm 2017

      

    THÔNG BÁO

    Kết luận phiên họp thứ 12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

     

    Từ ngày 11 đến sáng ngày 12/7/2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 12 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến, xem xét, quyết định 5 vấn đề quan trọng khác. 

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội trân trọng thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp như sau:

    1. Việc tổng kết kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV:

    Từ thực tế diễn biến kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, của cử tri và dư luận chung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, kỳ họp thứ 3 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc với nhiều đổi mới, cải tiến. Không khí thảo luận sôi nổi, tính tranh luận thể hiện rõ nét, ý kiến phát biểu có chiều sâu, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ tài liệu của đại biểu; số lượng đại biểu đăng ký phát biểu ngày càng tăng, nhất là các đại biểu trẻ. Công tác chuẩn bị kỳ họp cả về nội dung và các điều kiện bảo đảm có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Quốc hội. Các nội dung kỳ họp bảo đảm quán triệt đầy đủ, nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, nhất định cần được lưu ý khắc phục tại các kỳ họp sau của Quốc hội.

    Đối với các phiên họp đánh giá kết quả kỳ họp và chuẩn bị cho kỳ họp tiếp theo, cần yêu cầu lãnh đạo các cơ quan liên quan tham dự đầy đủ.

    Đề nghị Tổng thư ký Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 3 gửi các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan.

    2. Việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Tổng Thư ký Quốc hội về dự kiến nội dung và thời gian tiến hành kỳ họp. Trong đó, giữ thời gian tiến hành chất vấn như hiện nay (3 ngày), đồng thời cải tiến cách lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn cho phù hợp, tránh dàn trải bảo đảm tập trung thảo luận sâu. Việc trình bày tờ trình, báo cáo tại hội trường thực hiện đúng quy định (không quá 15 phút), riêng các báo cáo về: kinh tế-xã hội, giám sát chuyên đề, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân và một số báo cáo quan trọng khác cần báo cáo Quốc hội cho bố trí thời gian thỏa đáng. Đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu cải tiến quy trình lấy Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

    Đối với quy trình làm luật, đề nghị thực hiện đúng các quy định của Luật Ban hành văn bản quy định pháp luật. Tiếp tục bố trí Bộ trưởng báo cáo, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại phiên họp thảo luận dự án luật ở hội trường. Trong trường hợp Bộ trưởng bận công tác thì Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực báo cáo giải trình. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan hữu quan trong việc sớm chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội.

    Đề nghị các đồng chí Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ trường hợp đi công tác), nhất là phiên họp cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội để nắm được thông tin, tránh việc ra Quốc hội tranh luận về những vấn đề đã được thống nhất.

    Đối với một số nội dung (tàu vỏ sắt, đường cao tốc Bắc-Nam, sản xuất nông nghiệp, lối thoát cho sản phẩm đầu ra nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long, sân bay Tân Sơn Nhất, bảo hiểm y tế, chính sách cho giáo viên…), đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban, các Ban, Tổng Thư ký Quốc hội tiếp tục theo, tổng hợp thông tin để đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung vào dự  kiến chương trình kỳ họp.

    Đối với các kiến nghị, kết luận giám sát mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc cần tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, xem xét, nếu cần thiết sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.

    Đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội lưu ý hiện số thứ tự đăng ký phát biểu của đại biểu Quốc hội để dễ theo dõi.

    Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu ý kiến phiên họp, hoàn thiện dự kiến chương trình kỳ họp, gửi xin ý kiến các cơ quan hữu quan.

    3. Về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ về mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng là 30.000.000 đồng như đã nêu tại Tờ trình số 257/TTr-CP ngày 06/6/2017. Giao Thường trực Ủy ban Pháp luật hoàn chỉnh văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Chính phủ để thực hiện.

           4. Về việc phê duyệt Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan thuộc Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh: Nội dung này đã có văn bản riêng thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

            5. Về việc điều chỉnh đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015 của Chương trình kiên cố hóa trường lớp học:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 1096/NQ-UBTVQH13 ngày 22/12/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 916/NQ-UBTVQH13 ngày 05/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012 - 2015.

            Cho phép sử dụng 698,704 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và chưa phân bổ trong tổng số 1.999,62 tỷ đồng đã được bố trí để đầu tư tiếp tục xây dựng phòng học của trường mầm non theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 1096/NQ-UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để đầu tư xây dựng phòng học mầm non thuộc các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ theo Danh mục kèm theo Tờ trình số 253/TTr-CP ngày 05/6/2017 của Chính phủ. Đồng thời, cho phép kéo dài thời gian giao vốn thực hiện kế hoạch đến hết năm 2018. Giao Chính phủ phân bổ cụ thể, bảo đảm đúng đối tượng, định mức theo quy định.

             Đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc phân bổ vốn chậm, chỉ đạo đẩy nhanh quá trình phân bổ vốn, bảo đảm nguồn lực để triển khai đầu tư xây dựng các phòng học theo đúng tiến độ.

           6. Về chế độ đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định Viện Nghiên cứu lập pháp là một đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, có tính đặc thù nên thống nhất ban hành nghị quyết thí điểm đến hết năm 2018 cho công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Viện Nghiên cứu lập pháp được hưởng chế độ trang phục là 5 triệu đồng/1 nhiệm kỳ Quốc hội và chế độ khoán chi bằng mức tương ứng như áp dụng đối với cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội. Việc hỗ trợ xây dựng luật, pháp lệnh cho Viện Nghiên cứu lập pháp được thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ và đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học. Giao Viện Nghiên cứu lập pháp đánh giá tổng kết về mô hình tổ chức, hiệu quả hoạt động, cơ chế tài chính để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành cơ chế chính thức áp dụng cho Viện Nghiên cứu lập pháp từ sau năm 2018.

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các kết luận của phiên họp; đồng thời, tích cực chuẩn bị các nội dung trong chương trình phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Dự kiến từ ngày 10-11/8 và 14-18/8/2017).

    TỔNG THƯ KÝ

    (Đã ký)

    Nguyễn Hạnh Phúc

    (Văn phòng Quốc hội)