HÌNH ẢNH UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (SỬA ĐỔI)

13/07/2020

Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 46, sáng 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.

 

Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành cao với những nỗi dung tiếp thu, giải trình; đánh giá cao việc Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra và các Bộ, ngành hữu quan đã tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp thứ 9 vừa qua để tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Bên cạnh đó, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Luật ra đời sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh về lao động, sau khi Luật này có hiệu lực, sẽ có những vấn đề cần quan tâm như đào tạo, quản lý lao động để đảm bảo một trường cạnh tranh lành mạnh, ngoài ra, cần có sự chuẩn bị về vấn đề văn hóa, làm thế nào để những người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có thể giới thiệu, quảng bá về những nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc 

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

 Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần chú ý phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật là những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, còn các chuyên gia đi làm việc ở các nước có thể theo nhiều hình thức khác nhau, không phải quy định theo Luật này...

Phát biểu tại Phiên họp, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ ra rằng, Luật ra đời sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh về lao động. Sau khi Luật này có hiệu lực sẽ có những vấn đề cần quan tâm như đào tạo, quản lý lao động để đảm bảo một trường cạnh tranh lành mạnh...

Cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng cần hướng rộng thêm về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng cần có sự chuẩn bị về vấn đề văn hóa để những người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có thể giới thiệu, quảng bá về những nét đẹp văn hóa Việt Nam...

Tại phiên thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)​, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến lao động vùng biên giới...

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho ý kiến về một số quy định liên quan đến Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước 

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho ý kiến về vấn đề vốn chủ sở hữu quy định trong Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)...

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng quan tâm đến vấn đề các chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài..

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số vấn đề các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm.

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tô Anh Dũng phát biểu làm rõ nội dung có liên quan đến trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Kết luận một số nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện Dự án Luật, gửi lại Ủy ban Thường vụ và các đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước khi đưa ra Kỳ họp tới./.

Bùi Hùng

Các bài viết khác