• Phiên họp thứ 10
  • 80 năm Quốc hội Việt Nam
  • Phiên họp thứ 9
  • Tin hoạt động của Nhóm đại biểu trẻ
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Tiếp tục các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

    28/05/2010

    (VOV) - Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, kiểm soát thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại... là cơ sở để nền kinh tế tiếp tục phát triển ở những năm tiếp theo.

    Đây là quan điểm của đa số các đại biểu Quốc hội tại các cuộc trao đổi với phóng viên VOVNews về báo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009; tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010 của Chính phủ.

     

    Ông Vũ Viết Ngoạn (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội): Ổn định kinh tế vĩ mô phải gắn với kiểm soát lạm phát

     

    Ông Vũ Viết Ngoạn

     

    Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và điều hành của Ngân hàng Nhà nước, trong những tháng gần đây, thị trường tiền tệ và tỷ giá ngoại hối đã có sự ổn định hơn. Lãi suất đồng tiền Việt Nam đang được điều chỉnh giảm dần. Ổn định kinh tế vĩ mô phải gắn với kiểm soát lạm phát, cán cân thanh toán thương mại và bội chi ngân sách.

     

    Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% GDP cũng có nghĩa là hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Dự đoán trong năm nay, lạm phát sẽ cao hơn năm 2009 và ở vào khoảng 8% - đây là con số mà chúng ta có khả năng kiểm soát được (năm 2009 là 6,52%).

     

    Đề ra mức độ lạm phát là 6,5 - 7%, Nhà nước sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng, phát triển sản xuất.

     

    Chúng ta phải nhìn nhận rằng, lãi suất Ngân hàng có thời điểm lên tới 17-18%/năm và hiện đang giao dịch ở 10-11% đã là một bước tiến rất tốt để kiềm chế lạm phát. Theo tôi, để kiềm chế lạm phát hơn nữa, lãi suất ngân hàng nên ở mức 9-10%.

     

    Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, trong năm nay vẫn sẽ tập trung vào vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, kiểm soát thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại. Đề ra những mục tiêu trên là cơ sở để nền kinh tế tiếp tục phát triển ở những năm tiếp theo.

     

    Ông Nguyễn Đức Kiên (Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương): Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát

     

    Ông Nguyễn Đức Kiên

     

    Năm 2009, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và trợ cấp cho người có công; hỗ trợ lao động mất việc làm; quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những vùng khó khăn...

     

    Năm 2010, Chính phủ cũng đặt nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc.

     

    Đây là vấn đề rất cần thiết để Nhà nước dần khắc phục khó khăn, ổn định kinh tế và tiến tới phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

     

    Ông Lê Văn Cuông (Uỷ viên Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá): Tăng trưởng GDP phải gắn liền với quản lý ngân sách Nhà nước, tăng cường tiết kiệm...

     

    Tôi hoàn toàn tán thành với nhiệm vụ của Chính phủ đưa ra là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc.

     

    Ông Lê Văn Cuông

     

    Tôi đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện Chỉ thị 131/TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh hoạt động có hiệu quả như thế nào.

     

    Từ khi thực hiện sự ưu đãi về nguồn vốn, đến nay, các doanh nghiệp đã trả nợ ngân hàng được đến đâu, ngân hàng đang gặp khó khăn như thế nào khi thu hồi nợ.

     

    Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 trong những tháng đầu năm của Chính phủ có đề cập đến đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.

     

    Theo tôi, đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP phải đi liền với biện pháp quản lý ngân sách Nhà nước, tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí; các giải pháp đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội./.

    Bích Lan-Thanh Hà

    (http://vovnews.vn/)