• Thông cáo
  • Phiên họp bất thường tháng 8
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Văn kiện tài liệu
  • Quốc hội khóa XIII
  • Phiên họp thứ 50
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 35
  • Thông cáo
  • Quốc hội khóa XIII
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 1
  • Phiên họp thứ 19
  • ỦY BAN ĐỐI NGOẠI THẨM TRA SƠ BỘ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

    28/04/2020

    Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều ngày 28/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra sơ bộ việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

     

    Toàn cảnh Phiên họp

    Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh Châu Âu khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do từ tháng 6 năm 2012, sau gần 3 năm và 14 vòng đàm phán, tháng 12/2015 hai bên đã kết thúc đàm phán. Tháng 6/2018, do nội bộ EU phát sinh một số vấn đề liên quan đến phân định thẩm quyền phê chuẩn các FTA, Hiệp định đã được chia thành hai Hiệp định riêng biệt: Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) gồm toàn bộ nội dung đã thống nhất trước đó nhưng phần đầu tư chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài; với Hiệp định này Nghị viện châu Âu có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi; Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp về đầu tư; Hiệp định này cần phải được cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện tất cả các nước thành viên phê chuẩn thì mới có thể đưa vào thực thi. Ngày 30/6/2019, đại diện Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu ký kết Hiệp định EVFTA tại Hà Nội.

    Hiệp định EVFTA gồm 17 chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung. So với WTO và các FTA khác mà Việt Nam ký kết, Hiệp định EVFTA được coi là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (tương tự CPTPP) do ngoài những cam kết về thương mại hàng hóa và dịch vụ với mức độ cắt giảm thuế cao còn phải cam kết các lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm Chính phủ, minh bạch hóa.

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, các đại biểu nhất trí đánh giá việc tổ chức đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU là phù hợp với chủ trương và đường lối hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và tán thành sự cần thiết sớm phê chuẩn Hiệp định, đồng thời đánh giá rất cao quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định là sự phối hợp trên tinh thần trách nhiệm cao của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ và đặc biệt là sự phối hợp với cơ quan Đảng, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sẽ gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và bảo hộ thương mại diễn biến phức tạp; giúp đa dạng hóa thị trường của Việt Nam để không bị phụ thuộc vào một thị trường nào, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế. Việc Việt Nam ký và phê chuẩn FTA với EU vào thời điểm này là phù hợp và đúng thời điểm, tiếp tục tạo đà cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và hồi phục sự phát triển kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19 qua các thị trường CPTPP và EU. Về chính trị, trong lúc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN năm 2020, Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch AIPA năm 2020, sẽ góp phần khẳng định trách nhiệm của Việt Nam trong các cam kết quốc tế qua đó nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

    Về việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu nêu rõ, Trình tự, thủ tục đề nghị phê chuẩn Hiệp định EVFTA đúng với quy định tại Khoản 14, Điều 70, Khoản 6 Điều 88 Hiến pháp năm 2013; Điều 18, Điều 78 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và các quy định khác trong Luật Điều ước quốc tế năm 2016. Hồ sơ kèm theo Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA đảm bảo theo quy định tại Điều 31 Luật điều ước quốc tế năm 2016 về hồ sơ trình phê chuẩn điều ước quốc tế. Về vấn đề Anh rời EU (Brexit): Vào thời điểm ký kết hiệp định EVFTA, Anh vẫn là thành viên của EU và được coi là thuộc bên tham gia ký kết cùng Việt Nam. Do đó, Ủy ban Đối ngoại nhất trí với Chính phủ kiến nghị Quốc hội khi phê chuẩn EVFTA thì cũng áp dụng Hiệp định này với Anh cho đến hết giai đoạn chuyển tiếp ngày 31/12/2020 và có thể gia hạn đến 24 tháng, phù hợp với Thỏa thuận Brexit.

    Về tính hợp hiến và mức độ phù hợp của Hiệp định EVFTA với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện Hiệp định EVFTA, theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, do Hiệp định CPTPP và EVFTA có nhiều cam kết tương tự nhau nên việc rà soát EVFTA có tham khảo và đối chiếu với kết quả rà soát Hiệp định CPTPP, theo đó những đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các VBQPPL hay kiến nghị tham gia một số ĐƯQT để thực thi CPTPP trước đây đã đủ để thực hiện những cam kết tương tự trong EVFTA sẽ không được nhắc lại trong kiến nghị sửa đổi VBQPPL để thực thi EVFTA. Trên cơ sở đó, Chính phủ kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009; Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2010; 01 Nghị định và 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị ban hành mới 04 Nghị định và kiến nghị gia nhập Hiệp định UNECE 1958.

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu báo cáo một số nội dung

    Về khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần Hiệp định, Tờ trình của Chủ tịch nước và Báo cáo thuyết minh của Chính phủ kiến nghị không bảo lưu bất kỳ nội dung nào của Hiệp định. Tại phụ lục 2 Báo cáo thuyết minh của Chính phủ đề xuất danh mục 13 cam kết/ nhóm cam kết áp dụng trực tiếp vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nội dung thể hiện trong danh mục các cam kết nên đủ chi tiết để áp dụng trực tiếp theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, cần tiếp tục rà soát lại để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong nước, bảo đảm thực thi các cam kết trong Hiệp định.

    Trên cơ sở việc thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Đối ngoại kiến nghị đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội như sau: Việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA mang ý nghĩa cam kết chính trị cao, phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiệp định không có quy định bắt buộc các nước thành viên phải hoàn tất việc hoàn thiện pháp luật quốc gia trước khi phê chuẩn. Do đó, Ủy ban Đối ngoại kiến nghị Ủy ban Thường vụ nhất trí trình Quốc hội phê chuẩn tại 01 kỳ họp và tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Về quan hệ thương mại song phương với Anh sau Thỏa thuận Brexit: Kiến nghị Quốc hội khi phê chuẩn EVFTA thì cũng áp dụng Hiệp định này với Anh cho đến hết giai đoạn chuyển tiếp ngày 31/12/2020 và có thể gia hạn đến 24 tháng, phù hợp với Thỏa thuận Brexit. Giao Chính phủ chủ động thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương với Anh trên cơ sở kế thừa Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh phù hợp về kỹ thuật và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên để áp dụng thay thế cho Hiệp định EVFTA khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, theo quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016. Giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với các ngành liên quan trình sửa đổi Luật Công đoàn đảm bảo tiến độ để đáp ứng với với cam kết trong CPTPP, EVFTA và phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

    Đối với Chính phủ, Ủy ban Đối ngoại đề nghị tiếp tục đánh giá định lượng tác động của EVFTA đến các ngành, đánh giá bổ sung tác động của Hiệp định sau đại dịch Covid-19 và những ảnh hưởng nặng nề đại dịch gây ra, kiến nghị các biện pháp phù hợp. Chi tiết hóa danh mục 13 cam kết/ nhóm cam kết áp dụng trực tiếp vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, đồng thời có sự đối chiếu, so sánh với các điều khoản tương ứng trong pháp luật hiện hành của Việt Nam để tạo thuận lợi cho quá trình thực thi. Tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chủ động tận dụng và phát huy tối đa lợi ích mà Hiệp định mang lại. Đề xuất các chính sách để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Hiệp định. Triển khai gia nhập Hiệp định UNECE 1958 và các Điều ước quốc tế khác theo cam kết trong Hiệp định. Thống nhất với EU về thời điểm có hiệu lực của Hiệp định trên tinh thần đưa Hiệp định vào thực thi vào thời điểm sớm nhất, phù hợp với quy định của Hiệp định và quy định pháp luật của mỗi bên để sớm tận dụng các cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế trong thời gian qua. Xây dựng và thực hiện các đề án tuyên truyền, phổ biến đến các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân trước khi thông báo Hiệp định có hiệu lực. Hoàn thiện bảng hỏi, đáp về Hiệp định cung cấp cho các Đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham khảo tại kỳ họp thứ 9. Chi tiết hóa Kế hoạch thực hiện Hiệp định, chủ động tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức, giảm thiểu các tác động tiêu cực, mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.

    Sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)./.

    Hồ Hương- Trọng Quỳnh