ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN ĐẦU TIÊN TRONG NHIỆM KỲ KHÓA XV CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH

05/11/2022 17:01

Chiều 05/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sau khi kết thúc chất vấn 4 nhóm vấn đề, Quốc hội tiếp tục nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo, giải trình làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

ẤN TƯỢNG PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN VỀ LĨNH VỰC THANH TRA

ẤN TƯỢNG PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN VỀ LĨNH VỰC NỘI VỤ

ẤN TƯỢNG PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ẤN TƯỢNG PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC XÂY DỰNG

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:Định hướng đối ngoại trong Cương lĩnh, trong Đại hội XIII cũng như trong Hiến pháp đã xác định rất rõ, chúng ta theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước thế giới, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, chủ trương đường lối đối ngoại chung là như vậy. Trên thực tế, vừa qua chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại này với 3 trụ cột chính là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Thứ hai, đường lối đối ngoại của chúng ta là không chọn bên mà chúng ta chọn công lý và lẽ phải.

Đại biểu Trịnh Xuân An – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: "Đại dịch COVID-19 có thể xem là phép thử vô cùng ngặt nghèo đối với công tác lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cũng là đối với cả hệ thống chính trị. Thời gian tới, trước những diễn biến khó lường của tình thế giới và khu vực cũng như diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện các tình huống như đại dịch COVID-19 cũng như khó khăn, sức ép trong điều hành kinh tế vĩ mô là luôn hiện hữu, đặc biệt là sức ép từ lạm phát cũng như khả năng dịch chồng dịch."

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Lạm phát thì có 2 nội hàm: Một là, cầu kéo; Hai là, cung đẩy. Mình chống lạm phát thì phải làm sao "cầu kéo" phải giảm đi; "cung đẩy" từ bên ngoài làm sao cho hợp lý, tức là mình phải tìm điểm cân bằng giữa "cung đẩy" và "cầu kéo" sao cho phù hợp nhưng phải cân bằng với thúc đẩy phát triển. Chúng ta lựa chọn mục tiêu thế nào để vừa kiểm soát được lạm phát nhưng vừa thúc đẩy tăng trưởng. Đây là một điểm cân bằng rất quan trọng."

Đại biểu Quàng Thị Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên: "Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, nhiều đô thị ven biển của nước ta thường xuyên bị ngập nặng khi mưa lớn, triều cường. Xin Thủ tướng cho biết trong quy hoạch phát triển đô thị nước ta, xây dựng hạ tầng, cấp thoát nước, giao thông, nhà ở đã cập nhật như thế nào. Các kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và hướng giải quyết như thế nào cho một quốc gia đất hẹp, người đông với trên 3.000km bờ biển."

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Nước ta là một trong trong 56 nước chịu biến đổi khí hậu rất lớn, vì vậy cho nên chúng ta phải nhận thức và hành động cho tương xứng với những gì mà biến đổi khí hậu đang tác động đến nước chúng ta."

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: "Chúng ta đang thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và đang thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Trong khi đó, ở cấp cơ sở do thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp thì chính quyền cấp cơ sở, nhất là chính quyền cấp xã đang được giao ngày càng nhiều nhiệm vụ và quyền hạn, dẫn đến tình trạng quá tải về khối lượng công việc. Ví dụ là một công chức văn hóa xã hội xã hiện này đang phải thực hiện nhiệm vụ ở 17 lĩnh vực. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thực thi công vụ."

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Ở cơ sở nếu như tình hình bình thường công việc cũng đã nhiều, nhưng tình hình không bình thường thì công việc lại càng nhiều hơn… Hiện chúng ta đang thực hiện chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Do đó, phải tổng kết, rà soát lại xem đặc thù ở xã như thế nào, đặc thù ở nông thôn và thành thị khác nhau điểm gì để rồi ta dung hòa có một điểm cân bằng về bộ máy, về con người, về bố trí nguồn lực, về cơ sở vật chất, làm sao dung hòa giữa điểm chung và với điểm riêng của nông thôn, thành thị và đặc thù của những nơi khác nhau, vùng miền khác nhau."

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Về cải cách thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược. Cải cách thể chế phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và tôn trọng thực tiễn khách quan và phải làm sao phục vụ lợi ích của người dân. Các trụ cột tập trung vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt của 3 nội dung này là lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển."

Đại biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: "Các chính sách an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thực hiện, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, song khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, chi phí cho giáo dục, y tế, nhà ở là một gánh nặng với người nghèo và nhất là công nhân tại các khu công nghiệp."

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh: "Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật đáng trân trọng thì nhiều cử tri cho rằng vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", "trên trải thảm, dưới trải đinh", vẫn còn tư tưởng "làm ít, sai ít".

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH Tp.Cần Thơ: "Phần tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP hiện nay của chúng ta khoảng 10% và chúng ta đang đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng này đạt được khoảng 30%. Thời gian từ nay đến 2030 còn rất ít, khoảng 8 năm thôi, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ có những giải pháp như thế nào để chúng ta đạt được mục tiêu về kinh tế số nêu trên?"

Bảo Yến - Phạm Thắng