• Ảnh hoạt động
  • Phiên họp thứ 4
  • Thông cáo
  • Bên lề Quốc hội
  • Phiên họp thứ 49
  • Ảnh hoạt động
  • Góc nhìn
  • Thông báo nội dung phiên họp
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 46
  • thứ 45
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 14
  • Thông cáo
  • Phiên họp thứ 6
  • Thông cáo
  • Phiên họp thứ 13
  • Thông cáo
  • Phiên họp thứ 5
  • Hình ảnh tại phiên họp
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 1
  • Thông cáo
  • Quốc hội khóa XI
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Phiên họp thứ 32
  • Hình ảnh tại phiên họp
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ nhất
  • Thông cáo
  • Quốc hội khóa X
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Thông báo nội dung phiên họp
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • UBTVQH BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

    29/01/2024

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    KẾT LUẬN CỦA UBTVQH VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại phiên họp thứ 28.

    Nghị quyết này hướng dẫn Điều 37, Điều 43 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định của pháp luật có liên quan về việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, bao gồm: nguyên tắc, phạm vi giải trình; tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình, người được yêu cầu giải trình, người được yêu cầu tham gia giải trình; nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình; trách nhiệm, quyền của người được yêu cầu giải trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; trình tự, thủ tục tổ chức hoạt động giải trình; thực hiện kết luận vấn đề được giải trình; theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện kết luận vấn đề được giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Nghị quyết cũng nêu rõ nguyên tắc hoạt động giải trình. Theo đó, phiên giải trình phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của người được yêu cầu giải trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bảo đảm khách quan, minh bạch, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời.

    Phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp vấn đề được giải trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư, bí mật kinh doanh được pháp luật bảo vệ hoặc trường hợp khác do Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội quyết định. Đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật có liên quan.

    Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường Trình bày Tờ trình tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Về tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình và người được yêu cầu giải trình, người được yêu cầu tham gia giải trình, Nghị quyết nêu rõ vấn đề được giải trình được lựa chọn theo một trong các tiêu chí sau:

    a) Vấn đề cụ thể, vụ việc xảy ra có tính thời sự, bức xúc, nổi lên trong thực tiễn đời sống xã hội; vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội, dư luận, cử tri và Nhân dân quan tâm, đòi hỏi phải được làm rõ, giải quyết kịp thời để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    b) Vấn đề xảy ra vi phạm pháp luật hoặc có nhiều hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục;

    c) Vấn đề đã ghi trong các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề hoặc kết luận vấn đề được giải trình, kiến nghị giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nhưng thực hiện chưa hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu đề ra.

    Người được yêu cầu giải trình là thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Việc lựa chọn người được yêu cầu giải trình đối với phiên giải trình cụ thể phải là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trực tiếp hoặc có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết đối với vấn đề được giải trình.

    Người được yêu cầu tham gia giải trình là đại diện lãnh đạo Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cá nhân khác có liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước hoặc có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết đối với vấn đề được giải trình.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Nghị quyết cũng quy định rõ nguồn thông tin lựa chọn vấn đề được giải trình; quyền và trách nhiệm của người được yêu cầu giải trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cũng như trình tự, thủ tục tổ chức hoạt động giải trình...

    Về theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận vấn đề được giải trình, Nghị quyết nêu rõ: Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội chủ động theo dõi, kịp thời đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kết luận vấn đề được giải trình; xem xét, đánh giá báo cáo việc thực hiện kết luận và báo cáo kết quả thực hiện đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc theo dõi thực hiện kết luận vấn đề được giải trình được tổng hợp vào báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc chậm thực hiện kết luận vấn đề được giải trình thì Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình và làm rõ trách nhiệm về việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc chậm thực hiện kết luận; kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định…

    Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 25/01/2024.

    Toàn văn Nghị quyết xem tại file đính kèm.

    Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác