• Tổ chức Đảng, đoàn thể
  • Phiên họp thứ 49
  • Phiên họp thứ 48
  • Phiên họp thứ 47
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

    12/07/2018

    Sáng 11/7, tại Nhà Quốc hội, theo chương trình Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

    Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã được Quốc hội xem xét, thảo luận lần đầu tại kỳ họp thứ 4. Sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. Nhiều nội dung các điều, khoản đã được chỉnh lý, bổ sung và viết mới. Tại phiên họp lần này, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tiếp tục nêu lên 5 vấn đề xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm bố cục của dự thảo luật; khái niệm bí mật nhà nước; phân loại bí mật nhà nước và phạm vi bí mật nhà nước; danh mục bí mật nhà nước; thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước...

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước:

    Toàn cảnh phiên họp lần thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

    Theo báo cáo một số nội dung về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt trình bày, Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh đã tiếp thu ý kiến ĐBQH nhiều vấn đề như nghiên cứu quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng, tiếp cận bí mật nhà nước để quản lý chặt chẽ, hạn chế lộ, mất bí mật nhà nước trong quá trình sử dụng bí mật nhà nước.

    Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị “khoanh” lại bởi trong phạm vi này có những điểm cần giữ bí mật nhưng cũng có những nội dung cần phải tuyên truyền công khai.

    Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: Cần có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ tài liệu liên quan đến Bảo vệ bí mật nhà nước. 

    Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh: Cần minh bạch phạm vi, phân loại, danh mục bí mật Nhà nước. Có danh mục kèm theo, như vậy mới tiến bộ, từ pháp lệnh chuyển qua luật hoá chứ không phải chuyển qua nghị định hoá hay thông tư.

    Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, nếu đặt ra yêu cầu Luật này phải quy định chi tiết cơ quan, địa phương, mỗi ngành cái gì là mật, cái gì là tối mật thì khó và như vậy thì phải lâu lắm mới xây dựng được luật này. Do đó vẫn có một mức ủy quyền cho Thủ tướng, cấp có thẩm quyền quy định chi tiết danh mục mật của từng cơ quan, ngành nghề.

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, tuyệt mật và tối mật là quy định có liên quan đến quyền con người và quyền công dân. Tuyệt mệnh và tối mật đã được quy định ngay trong pháp lệnh. Nhưng dự thảo Luật lại quy định tuyệt mật và tối mật lại giao Chính phủ. Như vậy, quy định Chính phủ quy định điều này có đúng với Hiến pháp hay không?

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến băn khoăn: Đây là luật liên quan quyền tiếp cận thông tin của công dân. Hiến pháp quy định cái gì cấm phải quy định trong luật, nhưng dự luật lại chỉ quy định phạm vi và lĩnh vực bí mật, còn danh mục lại không quy định, như vậy là chưa ổn...

    Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng cho rằng phạm vi bí mật nhà nước quy định rộng, nhiều lĩnh vực, lại không cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng danh mục là do không quan tâm sự giám sát của người dân trong phạm vi xây dựng bảo vệ bí mật nhà nước không nên đưa ra phạm vi quá rộng dẫn đến khó khả thi.

    Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh băn khoăn về thời gian có liệu lực của Luật. 

    Đại diện cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nghiên cứu và tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ tới.

    Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, cơ bản các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý đối với dự án Luật. Sau phiên họp này, đề nghị Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Luật, gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH để tiếp tục hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

    Trọng Quỳnh - Quang Minh