TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 29/11: BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHOÁ XV
GÓC NHÌN: THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV được tổ chức thành 02 đợt (đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023 và đợt 02 được tổ chức từ ngày 20/11 đến ngày 29/11 năm 2023). Đây là lần thứ hai Quốc hội bố trí, sắp xếp thành hai đợt họp. Điều này cho thấy sự linh hoạt, sự thích nghi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Trong khoảng thời gian từ 11-19/11, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chính lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo Nghị quyết; có thể nói tính đến thời điểm hiện nay Quốc hội đã hoàn thành các nội dung của kỳ họp.
Quốc hội đã thông qua 07 luật và thông qua 09 nghị quyết, đặc biệt Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Báo cáo kết quả giám sát đã phản ảnh đầy đủ kết quả và hạn chế khi triển khai 3 chương trình mục tiêu tại các địa phương trên cả nước với nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ ngành Trung ương và địa phương. Qua đó đã có tác động làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tuyến đường kết nối xã Thanh Bình và xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Nói đến đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 thì phải đề cập đến Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14. Có thể nói đây là lần đầu tiên Quốc hội có nghị quyết mang tính dài hơi, tổng thể và riêng biệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là Chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từ rất sớm, nhưng do Chương trình có kết cấu phức tạp, với rất nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần nên quá trình triển khai thực hiện Chương trình gặp rất nhiều thách thức do số lượng rất lớn các văn bản hướng dẫn về quản lý, điều hành, triển khai thực hiện Chương trình cần phải xây dựng và ban hành bởi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, cơ quan trung ương và địa phương.
Mặc dù quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân chậm nhưng một số mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình vẫn đạt được, có chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch như: tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu; về công tác định canh, định cư, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào,… Chương trình đã lựa chọn, ưu tiên thực hiện ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn nhất, đảm bảo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tôi tin tưởng rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của đồng bào các dân tộc thiểu số Chương trình sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội.
Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã có tác động lớn đến xã hội, cải thiện môi trường nông thôn.
Có thể thấy việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu đều tán thành cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của 3 chương trình chưa được giải ngân hết chuyển sang tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2024.
Như vậy, Quốc hội luôn xác định đổi mới hoạt động giám sát là một trong các trọng tâm. Việc giám sát, hậu giám sát hay đánh giá kết quả thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành luôn được coi trọng. Với tinh thần chủ động từ sớm, từ xa thông qua giám sát để các cơ quan cùng tìm ra giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tiễn, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển.
Chính vì vậy, trong Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV nên dành một nội dung lớn nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Theo chương trình kỳ họp điều chỉnh đã được các đại biểu tán thành, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được xem xét tại kỳ họp gần nhất với 91,7% trong tổng số 459 đại biểu tham gia biểu quyết đã tán thành chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này. Việc điều chỉnh thời gian thông quan dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp thứ 6 sang kỳ họp gần nhất sẽ giúp các cơ quan có thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã làm việc với tinh thần nghiêm túc, tập trung, trách nhiệm cao, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã hoàn thành tốt đẹp chương trình đề ra. Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Với phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, 10 Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở sắp xếp thành 4 nhóm lĩnh vực theo sáng kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề. Các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục, trong đó có các giải pháp kèm lộ trình cụ thể.
Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, vì vậy nội dung này cần được đưa vào nghị quyết trung của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Cũng tại kỳ hợp thứ 6, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật, qua đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trình, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý các dự thảo luật, bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành, đã tích cực, chủ động, khẩn trương và phối hợp chặt chẽ trong triển khai rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15.
Toàn cảnh phiên bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Trong Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV cần đề nghị Chính phủ xem xét, xử lý kết quả rà soát và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đối với các nội dung do các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra trong các văn bản dưới luật như: Sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh có liên quan theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 96/2019/QH14,...
Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội cũng nên nhất trí chủ trương, giao Chính phủ trong xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành.
Cử tri và nhân dân đánh giá cao và mong muốn tại Nghị quyết kỳ họp thứ 6 này Quốc hội đồng ý cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31/12/2024 và bổ sung 966,749 tỷ đồng từ dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho Dự án.
Tôi tin tưởng rằng với nhiều nội dung quan trọng được xem xét, cho ý kiến trong Nghị quyết kỳ họp thứ 6 sẽ thể hiện có nhiều quyết sách mạnh dạn, đột phá để kịp thời thể chế hóa kịp thời các chủ trương, Nghị quyết của Đảng để đưa đất nước vượt qua khó khăn, phục hồi nhưng và phát triển trong thời gian tới./.
|
ĐBQH Tráng A Dương
Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội,
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang
|