CẦN TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI HƠN NỮA CHO DOANH NGHIỆP TIẾP CẬN NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI

28/11/2023

Đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, tiếp cận đất đai dễ dàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn lực đất đai của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khó khăn, chịu nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng sản xuất, kinh doanh.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra sôi nổi và chất lượng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi, tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục, như: năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thực chất; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội

Trên cơ sở đánh giá tình hình, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Trong đó, các đại biểu tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh; thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết, chất lượng lao động là một trong những thách thức khác mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Theo Tổng điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, cả nước chỉ có khoảng 26,1% người có việc làm là đã qua đào tạo (Hình 10). Trong đó, tỷ lệ người lao động có trình độ từ cao đẳng-đại học trở lên chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,7%) và cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36,8%).

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Chất lượng lao động còn có thể xem xét qua một thước đo quan trọng đó là năng suất lao động, thể hiện qua số lượng sản phẩm được tạo ra tính trên một đơn vị người lao động làm việc hoặc giờ lao động. Năng suất lao động được coi là chìa khóa dẫn đến sự thịnh vượng của quốc gia. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã xác định tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 2021-2025 bình quân trên 6,5%/năm.

Thực tế, năng suất lao động của Việt Nam vẫn đang thuộc nhóm thấp ở châu Á dù có những cải thiện trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam cũng ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần), Myanmar (1,6 lần), Lào (gấp 1,2 lần).

Về đất đai, Phó Tổng Thư ký VCCI cho biết, đất đai là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản của doanh nghiệp. Tiếp cận đất đai dễ dàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với một doanh nghiệp, tiếp cận đất đai ở đây được hiểu theo nghĩa rộng đó là quá trình mà doanh nghiệp có quyền sử dụng đất để xây dựng công trình, hoặc có thể mua/bán/chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất, hoặc có thể thuê quyền sử dụng đất.

Dữ liệu khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một nguồn thông tin hữu ích để đánh giá mức độ thuận lợi về tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp qua thời gian. Nhìn chung, dữ liệu hiện có chỉ ra rằng cộng đồng doanh nghiệp trong nước đánh giá việc tiếp cận đất đai hầu như ít chuyển biến trong gần một thập kỷ qua. Điểm số chỉ số thành phần gốc về Tiếp cận đất đai trong PCI có xu hướng giảm kể từ năm 2013 đến năm 2021. Giá trị này tăng lên trong năm 2022 có thể nhờ việc rà soát, cải cách hành chính gần đây trong công tác giải quyết thủ tục hành chính đất đai trong bối cảnh Quốc hội, các bộ ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp đang thảo luận sôi nổi về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi.

Dù nhìn nhận một cách tổng thể hoạt động cải cách hành chính đã giúp cải thiện nhìn nhận của cộng đồng doanh nghiệp về việc tiếp cận đất đai, tuy nhiên mức độ chuyển biến trên thực tế là không toàn diện. Một số khía cạnh vẫn bị nhiều doanh nghiệp đánh giá là phiền hà, chi phí tuân thủ cao. Vấn đề phổ biến nhất là “thời gian giải quyết thủ tục dài hơn quy định”, với hơn 61% doanh nghiệp lựa chọn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phản ánh những vấn đề như “phải trả chi phí không chính thức”, “xác định giá đất quá lâu”, “cán bộ giải quyết thủ tục không hướng dẫn đầy đủ”, “không đúng quy trình, thủ tục” và “giá đất không đúng quy định”. Trong số các vấn đề kể trên, trả chi phí không chính thức là tình trạng khá nhức nhối và phổ biến hơn ở các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Theo ước tính từ dữ liệu điều tra PCI, khoảng 40% doanh nghiệp thực hiện thủ tục đất đai đã chấp nhận trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục.

Minh Hùng