THẢO LUẬN TẠI TỔ 9: PHÂN ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC ĐỂ TRÁNH CHỒNG CHÉO
THẢO LUẬN TẠI TỔ 9: DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) CẦN BÁM SÁT TINH THẦN NGHỊ QUYẾT 18-NQ/TW
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 9
Tổ 9 gồm 26 đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 9 điều hành nội dung thảo luận. Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự phiên thảo luận.
Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng (CTQP) và khu quân sự (KQS). Các ý kiến khẳng định, việc ban hành Luật trên cơ sở Pháp lệnh Bảo vệ CTQP và KQS năm 1994, nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật quy định; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ CTQP và KQS; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của Luật với pháp luật có liên quan; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ CTQP và KQS có hiệu lực, hiệu quả.
Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 9, Thượng tướng - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS do sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ CTQP và KQS đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt việc xử lý CTQP và KQS do lịch sử để lại như pháo đài, hầm hào, địa đạo…
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự thảo Luật cần thể hiện việc kết hợp kinh tế với quốc phòng như thế nào, công trình lưỡng dụng ra sao, và làm thế nào để đảm bảo mục đích kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quốc phòng an ninh. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, Dự án Luật Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS sẽ góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, sau khi UBTVQH cho ý kiến, Chính phủ đã có báo cáo, Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra dự án Luật này, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm.tên Luật và phạm vi điều chỉnh.
Thượng tướng - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Cho rằng trên tinh thần UBTVQH đã cho ý kiến, vì có mục đích quản lý, bảo vệ CTQP và KQS, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần phân loại theo tích chất quan trọng, đặc biệt quan trọng, có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, rất nghiêm ngặt, đặc biệt nghiêm ngặt, không nghiêm ngặt… Còn công trình đặc biệt quan trọng như thế nào, nghiêm ngặt ra sao, tùy theo mục đích sử dụng và nhiệm vụ của công trình đó thì nên giao Chính phủ quy định chi tiết.
Từ việc phân loại đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần quy định chế độ quản lý, bảo vệ thế nào, mức độ ra sao. Phạm vi quy định trong dự thảo Luật chưa rõ, quy định về bảo vệ, bảo vệ nghiêm ngặt, ít nghiêm ngặt và không nghiêm ngặt thì cần quy định như thế nào, lực lượng của ai để phát huy lực lượng quốc phòng toàn dân trong dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần quán triệt quan điểm quốc phòng toàn dân, mọi người, mọi nhà đều có trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ CTQP và KQS. Từ đó, dự thảo cần quy định chế độ cho các lực lượng,
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng lưu ý, vấn đề khó nhất là kết hợp kinh tế với quốc phòng, vấn đề công trình lưỡng dụng không nên quy định chặt quá và cho rằng nếu quy định nội dung này quá chặt thì sẽ không phát triển được như thời gian qua, do đó đề nghị quy định cộng trình quốc phòng này cần được tháo gỡ cùng với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư.
Góp ý vào dự án Luật này tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Lê Quang Đạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết, công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản đặc biệt quan trọng của Nhà nước, liên quan trực tiếp và là nền tảng quan trọng mang tính chiến lược để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giao cho quân đội và chính quyền các cấp tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại biểu Lê Quang Đạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên
Đại biểu Lê Quang Đạo khẳng định, việc bảo vệ CTQP và KQS là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân, nòng cốt là lực lượng quân đội. Vì vậy, đại biểu Lê Quang Đạo nhận thấy, sự ra đời của Luật là bước tiến quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ CTQP và KQS có hiệu quả, hiệu lực. Dự thảo Luật được chuẩn bị nghiêm túc, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật, đảm bảo tính tương thích với các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Để Luật Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS phát huy hiệu quả, đại biểu Lê Quang Đạo đề nghị Bộ Quốc phỏng rà soát kỹ lưỡng từng luật, pháp lệnh có liên quan, trong đó có những dự án Luật đang được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để xác định cụ thể các nội dung nào chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột và đề xuất phương án xử lý.
Đồng thời cần rà soát các quy định chuyển tiếp giữa pháp lệnh và dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ CTQP và KQS để tránh có khoảng trống pháp lý trong thực hiện Luật.
Bên cạnh đó, đại biểu Lê Quang Đạo đề nghị Bộ Quốc phòng chủ động phối hợp với các bộ ngành xây dựng phương án ban hành văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết để cụ thể hóa một số lĩnh vực, chính sách như: chế độ bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vàng đai an toàn CTQP và KQS; quyền hạn của lực lượng bảo vệ CTQP và KQS thuộc Bộ Quốc phòng; chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ CTQP và KQS… để Luật đi vào cuộc sống.
Về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (Điều 16), có ý kiến đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm về các quy định này, các căn cứ xác định phạm vi khu vực cấm, phạm vi khu vực bảo vệ, phạm vi vành đai an toàn, phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược…; những nguyên tắc, tiêu chí, yêu cầu cụ thể về phạm vi, ranh giới của khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn CTQP và KQS; quy định về chiều cao không gian, chiều sâu dưới mặt đất, trên mặt nước, dưới mặt nước, các công trình dân dụng liền kề phạm vi bảo vệ CTQP và KQS; tiếp tục rà soát quy định chặt chẽ, cụ thể, thống nhất giữa các khoản và bảo đảm tính khả thi./.
Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận Tổ 9:
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 9
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 9 điều hành nội dung thảo luận
Các đại biểu tại phiên họp
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự thảo Luật cần thể hiện việc kết hợp kinh tế với quốc phòng như thế nào, công trình lưỡng dụng ra sao, và làm thế nào để đảm bảo mục đích kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quốc phòng an ninh.
Các đại biểu tại phiên họp
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị cần rà soát lại các điều khoản của dự án Luật này với các luật liên quan như Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo.
Đề cập đến Điều 5, đại biểu Võ Văn Hội - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị bổ sung thêm khu tăng gia sản xuất và làm kinh tế cho rõ hơn. Đồng thời tại Điều 6, đề nghị bổ sung thêm quy định về các hoạt động thăm dò, khai thác ở các khu vực quân sự khi chưa có ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định cụ thể hơn việc phối hợp sử dụng công trình lưỡng dụng.
Đại biểu Trần Thị Kím Nhung - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị phân biệt khái niệm công trình phòng thủ quân sự và công trình quốc phòng.
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương, Tổ trưởng Tổ 9 phát biểu kết luận nội dung thảo luận.