TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 10/11: QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

10/11/2023

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 8h00 sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đồng thời Chính phủ trình Quốc hội 01 dự thảo nghị quyết và 2 dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 09/11: QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Theo đó, tại phiên họp, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 (1); Đồng thời, Quốc hội nghe: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (2); Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ (3); Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (4).

8h00: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, theo chương trình kỳ họp, sáng 10/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Quốc hôi nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

8h02: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước vì chỉ đạt được 15,7% GDP, thấp hơn yêu cầu quy định tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và thấp hơn so với năm 2022.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, trong 02 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn…,Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanhvới quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15.Theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như ĐBQH đã nêu.

Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu-chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.

Nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, đúng như ý kiến các vị ĐBQH đã nêu, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, trong 02 năm 2022- 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn…,Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanhvới quy mô lớn. Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15.Theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023 như ĐBQH đã nêu.

Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu-chi NSNN. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN để phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất theo mục tiêu Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã đề ra.

Nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/9/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho NSTW.

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, đúng như ý kiến các vị ĐBQH đã nêu, việc xem xét điều tiết lại nguồn thu từ đất thành khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) là một trong những nhiệm vụ đã được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Để thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của NSTW, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, có cơ chế điều tiết hợp lý nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, góp phần tăng thu NSTW. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

Một số ý kiến đề nghị báo cáo cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng đồng thời phải bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, trong những năm gần đây, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp còn thấp, nhiều năm không đạt dự toán. Dự toán năm 2023 xây dựng ở mức khá thận trọng (3 nghìn tỷ đồng). Tuy thực hiện 8 tháng ước đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 246,7% dự toán, song ước thu cả năm bằng thu 8 tháng, chủ yếu do tăng thu nộp ngân sách tiền thoái vốn tại doanh nghiệp thuộc địa phương từ các năm trước. Điều này cho thấy, tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2023 chưa được cải thiện, còn bất cập. Chính phủ dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 chỉ thu được khoảng 26 - 27 nghìn tỷ đồng, làm ảnh hưởng lớn đến việc cân đối nguồn cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết 23.

Theo đó, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể, rõ ràng về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi các vị ĐBQH. Đồng thời, sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.

8h17: Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,33%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

8h19: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngày 08/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp...

8h30: Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Trình bày Báo cáo Thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Lê Quang Mạnh đã nêu sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Theo đó, các quy định về việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu của OECD (Quy định về thuế TTTC), hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024.

 Nội dung thực hiện thuế TTTC này đã đạt được sự thoả thuận tham gia của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nhiều nước đã nội luật hoá các quy định này để áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2024. Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế TTTC thì các nước xuất khẩu đầu tư sẽ được thu khoản thuế TNDN bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam và đang nộp thuế TNDN thực tế dưới 15%. 

Vì vậy, để giữ quyền đánh thuế của Việt Nam trong bối cảnh các nước xuất khẩu đầu tư sang Việt Nam sẽ thực hiện thuế TTTC từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024, đa số ý kiến trong Uỷ ban TCNS cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp ĐTNN thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế TNDN bổ sung tại Việt Nam  thay vì để các nhà ĐTNN nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ. Mặt khác, việc sớm ban hành Nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 01/01/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Trong bối cảnh Chính phủ chưa triển khai kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN để quy định vào Luật các nội dung liên quan đến thuế TTTC, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS nhất trí cần tạm thời ban hành Nghị quyết (thí điểm) của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo Quy định về thuế TTTC của OECD trước khi tiến hành sửa Luật để bảo đảm quyền thu thuế của Việt Nam, phù hợp với xu thế và chuẩn mực quốc tế trong quản lý thuế; đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về kế hoạch, thời gian sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN để bảo đảm các nội dung về thuế phải được quy định một cách thống nhất trong Luật. 

Có ý kiến trong Uỷ ban TCNS không đồng tình với việc ban hành Nghị quyết này một cách đơn lẻ; có ý kiến đề nghị sớm ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ bổ sung, để giữ chân các nhà đầu tư cũ và tránh các hệ luỵ rất lớn nếu các nhà đầu tư này rời khỏi Việt Nam; có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của việc thực hiện Nghị quyết.  

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành Nghị quyết và hình thức văn bản đã bảo đảm thực hiện đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL). 

Hồ sơ dự thảo Nghị quyết, Uỷ ban TCNS đề nghị Cơ quan soạn thảo bổ sung dự thảo văn bản quy định chi tiết các nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết tại theo đúng quy định của Luật BHVBQPPL.

Về hình thức văn bản, Chính phủ đề nghị tên gọi của Nghị quyết không có chữ “thí điểm” để bảo đảm sự chắc chắn cho văn bản đạt chuẩn khi OECD hoặc các nước có quyền lợi liên quan thực hiện rà soát đồng cấp. Đây là vấn đề về hình thức văn bản. Tuy nhiên, để giảm tối đa các vướng mắc có thể có cho các nhà đầu tư khi thực hiện kê khai thuế tại nước mẹ, đa số ý kiến trong Uỷ ban TCNS nhất trí với việc không có chữ “thí điểm” trong tên gọi của Nghị quyết, song về bản chất, Nghị quyết này vẫn là một Nghị quyết thí điểm do có những quy định về chính sách mới, khác với các quy định của các luật hiện hành. Theo đó, cần có các quy định cụ thể về thời hạn áp dụng và kết thúc theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL.

Về đánh giá tác động, Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn ĐTNN sẽ thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết. 

Đối với các tập đoàn trong nước, Báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết và dự kiến số thuế TNDN bổ sung (IIR) có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế TTTC). Tuy nhiên, theo Quy định về thuế TTTC, ngay cả đối với phần thu nhập trong nước của các tập đoàn này đang có thuế suất thực tế dưới 15% cũng sẽ phải nộp thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa (QDMTT) để tránh việc các nước thứ 3 sẽ được quyền thu khoản thuế này của Việt Nam từ năm 2025. Đây sẽ có thể là ảnh hưởng đáng kể đối với các tập đoàn trong nước. Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ hiện còn chưa đánh giá hết những tác động này, bao gồm cả khả năng số tập đoàn trong nước bị ảnh hưởng sẽ thay đổi hàng năm và có thể là nhiều hơn số lượng đang dự kiến. Vì vậy, Chính phủ cần tính đến các tác động này để chuẩn bị phương án, quan điểm xử lý phù hợp.

Thẩm tra về vấn đề bảo đảm đầu tư và khả năng khiếu kiện, việc áp dụng thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các doanh nghiệp ĐTNN đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm và có mức thuế suất thực tế thấp hơn 15%. Có những nhà ĐTNN mong muốn nộp thuế TTTC bổ sung tại Việt Nam, song cũng có những nhà ĐTNN muốn nộp thuế TTTC bổ sung tại nước mẹ. 

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đang được xây dựng theo hướng, trong trường hợp doanh nghiệp không thống nhất với việc nộp thuế TTTC tại Việt Nam thì có thể áp dụng quy định về bảo đảm đầu tư theo pháp luật về đầu tư. Khoản 2, Điều 13 Luật Đầu tư về bảo đảm đầu tư quy định như sau: “Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư”. 

Với quy định này của dự thảo Nghị quyết và quy định của Luật Đầu tư thì ngay cả đối với những trường hợp ưu đãi đầu tư không được ghi trên Giấy Chứng nhận đầu tư, thì nhà ĐTNN vẫn có thể khiếu kiện để lựa chọn phương án tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian còn lại và sẽ nộp thuế TTTC tại nước mẹ. Nội dung dự thảo này của Nghị quyết là trái với Quy định về thuế TTTC của OECD, trong đó quy định quyền ưu tiên thu thuế TTTC là ở nước nhận đầu tư; nếu nội luật một nước cho phép nhà đầu tư có thể lựa chọn nơi nộp thuế TTTC bổ sung, thì văn bản nội luật này có thể bị xem là “không đạt chuẩn”. 

Vì vậy, Uỷ ban TCNS đề nghị Chính phủ có quan điểm chính thức về nội dung bảo đảm đầu tư khi thực hiện thuế TTTC để có phương án quy định phù hợp trong dự thảo Nghị quyết.

Về điều kiện đảm bảo cho việc thi hành Nghị quyết, dự thảo Nghị quyết quy định việc thu thuế TTTC của Việt Nam và cũng liên quan trực tiếp đến nội dung phân chia quyền đánh thuế quốc tế đối với các tập đoàn đa quốc gia thuộc diện điều chỉnh của nhiều nước có liên quan. Vì vậy, khi thực hiện có thể dẫn đến khả năng vướng mắc, khiếu nại về số thuế phải nộp, về cách tính toán,… của các doanh nghiệp là thành viên tập đoàn đa quốc gia. Do đó, đề nghị các cơ quan quản lý liên quan chuẩn bị các giải pháp để bảo đảm việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết được thuận lợi, tránh phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế như Cơ chế trao đổi thông tin hoặc phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện với các quốc gia hoặc doanh nghiệp có liên quan,…

Việc áp dụng thuế TTTC là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp đối với cơ quan quản lý thuế khi thực hiện quản lý thu từ các cơ chế thuế khác nhau, trong đó cần chuyển hoá các Quy định về thuế TTTC của OECD thành các quy trình quản lý thuế thực tiễn, thiết kế các thủ tục hành chính, biểu mẫu mới, điều chỉnh hệ thống công nghệ thông tin, phân tích tác động kinh tế, dự báo thu,... và đặc biệt là nhận diện những tập đoàn nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng thuế TTTC thay đổi hàng năm. Các nội dung này đòi hỏi sự phối hợp với tổ chức thuế quốc tế và cơ quan thuế các nước, triển khai các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ thu thuế TTTC cũng như từ góc độ tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện trong nước. Tờ trình của Chính phủ đã đề cập sơ bộ đến một số nội dung để bảo đảm cho việc thi hành Nghị quyết song chưa bao trùm được các nội dung công việc cần thiết nêu trên. 

Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các nội dung này để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Nghị quyết; xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai chính thức, làm rõ về các công việc cụ thể, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy và nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế cũng như người nộp thuế.

Ngoài ra, Ủy ban TCNS cũng thẩm tra một số nội dung cụ thể của dự thảo nghị quyết liên quan đến phạm vi thu thuế; giải thích từ ngữ; công thức tính thuế; tổ chức thực hiện; điều khoản thi hành. Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề xuất một số nội dung đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận: Về sự cần thiết ban hành, về mục tiêu, quan điểm ban hành Nghị quyết; Về hình thức và tên của Dự thảo Nghị quyết; Về phạm vi điều chỉnh, việc quy định chi tiết về kê khai và nộp thuế;Về vấn đề bảo đảm đầu tư và khả năng khiếu kiện; Về tổ chức thực hiện và điều kiện đảm bảo cho việc thi hành Nghị quyết.

8h48: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đường bộ

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Đường bộ (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, về cơ sở chính trị, việc xây dựng dự thảo Luật Đường bộ nhằm thể chế hoá các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển vận tải đường bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Việc xây dựng luật cũng hướng tới tạo cơ chế đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về trật tự, an toàn giao thông theo Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

Về cơ sở thực tiễn, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa các nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2001 với nhiều điểm mới và những quy định cụ thể, chặt chẽ. 

Qua 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông; thúc đẩy phát triển giao thông vận tải và kinh tế đất nước; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực.

Sau quá trình tổng kết, nghiên cứu, bên cạnh việc phát huy ưu điểm, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã bộc lộ một số vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các quy định về cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động đường bộ; điều chỉnh các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế. Từ những lý do trên, việc xây dựng dự án Luật Đường bộ là hết sức cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, việc xây dựng Luật Đường bộ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ; thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ.

Về quan điểm xây dựng Luật, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng dự án Luật Đường bộ có tác động đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước và dựa trên các quan điểm sau đây: kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; kế thừa, tiếp tục phát triển, hoàn thiện quy định còn phù hợp với thực tế, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tạo cơ chế để huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, làm cơ sở kết cấu lại các phương thức vận tải.

Việc xây dựng dự án luật cũng bám sát quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn vận tải đường bộ tạo nên thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và cạnh tranh; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng trong lĩnh vực đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giao thông, quản lý kết cấu hạ tầng, quản lý hoạt động vận tải.

08h59: Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013; nội luật hóa các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ về hoạt động giao thông vận tải đường bộ, thúc đẩy sự phát triển giao thông đường bộ (GTĐB).

Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm tính khả thi. 

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đề nghị tiếp tục rà soát một số quy định cụ thể của dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất với quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn GTĐB và quy định của pháp luật có liên quan; tương thích với điều ước quốc tế; bổ sung đánh giá tác động đối với một số quy định mới được bổ sung trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi.

Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban QPAN cơ bản tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật nhằm tập trung quy định chuyên sâu về kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu, tiếp tục làm rõ về phạm vi điều chỉnh cũng như một số nội dung của dự thảo Luật với dự thảo Luật Trật tự, an toàn GTĐB cho phù hợp, tránh chồng chéo, bảo đảm tính thống nhất và khả thi.

Về nguyên tắc hoạt động đường bộ (Điều 4), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí quy định của dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị sửa tên Điều này và chỉnh sửa nội dung theo hướng quy định nguyên tắc phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ và vận tải đường bộ. Có ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc quản lý hoạt động giao thông công khai, minh bạch, hiện đại; bổ sung quy định về các phương tiện giao thông đặc thù tham gia giao thông như xe quân sự thực hiện diễn tập, nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; bổ sung nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động đường bộ để làm cơ sở xây dựng các quy định về bình đẳng giới trong Luật.

Liên quan đến chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ (Điều 5), một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại đồng bộ với phát triển phương tiện giao thông đường bộ. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn tại khoản 2 cho phù hợp với chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật cho đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn và các văn bản chỉ đạo của Đảng.

Về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ (Điều 15), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục xem xét, đánh giá thực trạng áp dụng quy định về tỷ lệ quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong thời gian qua để quy định bảo đảm tính khả thi và giao Chính phủ quy định, hướng dẫn thực hiện tỷ lệ quỹ đất đường bộ đô thị theo từng khu vực trong đô thị để bảo đảm việc bố trí quỹ đất hài hòa trong toàn đô thị.

Đề cập về xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo (Điều 22) và xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ (Điều 23), Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, việc quy định về hoạt động quảng cáo trong dự thảo Luật là cần thiết vì liên quan trực tiếp đến hoạt động đường bộ. Do đó, đề nghị quy định chặt chẽ, cụ thể về hoạt động này trong dự thảo Luật.

Về đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Điều 32), Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, một số quy định tại Điều này chưa bảo đảm tính thống nhất với pháp luật về đầu tư, xây dựng và chưa bảo đảm tính khả thi, do đó đề nghị nghiên cứu các ý kiến nêu trên để tiếp tục rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật.

Đối với Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh (Điều 43), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến để xây dựng các trung tâm quản lý, trung tâm chỉ huy giao thông tránh chồng chéo, lãng phí.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cũng đề cập một số nội dung về nguồn tài chính để đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ (Điều 45), Chương III (Đường bộ cao tốc), về hoạt động vận tải đường bộ (Điều 61).

9h11: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trình bày tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo sự điều chỉnh sát thực tế về pháp lý; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển phát luật của nước ta và thông lệ quốc tế. 

Quá trình xây dựng Luật, Bộ Công an đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự án Luật tại Phiên họp thứ 24, trong đó giao Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023). Ngày 10/8/2023, Bộ Tư pháp đã thẩm định hồ sơ dự án Luật; ngày 17/8 và ngày 24/8/2023, Thường trực Chính phủ, Chính phủ đã họp cho ý kiến và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật báo cáo Quốc hội…

Bố cục dự thảo Luật gồm 09 Chương, 81 Điều. Tiếp thu kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh  lý phạm vi điều chỉnh để phù hợp với tên gọi và nội hàm của Luật, theo đó đã chuyển các quy định về phương tiện giao thông và một số điều quy định trong chương vận tải đường bộ có nội dung liên quan đến trật tự, an toàn giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật này. Bổ sung các giải thích từ ngữ, một số nội dung về nguyên tắc, chính sách về trật tự, an toàn giao thông, hành vi bị nghiêm cấm, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bảo đảm tính bao quát, sát thực tiễn.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, mô tả lại một số quy định phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, dự thảo Luật cũng đã chuyển toàn bộ chương quy định về phương tiện giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang để bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo, trùng lặp và phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật. Đồng thời chuyển một số điều luật trong chương vận tải đường bộ liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn phương tiện giao thông đường bộ từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật...

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bổ sung một số quy định mới phù hợp với xu hướng, tiến trình chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân, theo đó, đối với một trong các giấy tờ: giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe, chứng nhận kiểm định, chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, trong trường hợp thông tin của các loại giấy tờ nào đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước theo quy định thì không phải mang theo. Dự thảo Luật không phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe như Luật Giao thông đường bộ 2008, chỉ quy định nguyên tắc phân hạng giấy phép lái xe để bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp có sự thay đổi của các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời chuyển một số điều luật trong chương vận tải đường bộ liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật.

Dự thảo Luật cũng đã chỉnh lý, bổ sung nội dung các điều luật để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử phạt vi phạm; thay đổi phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng ứng dụng hiện đại; phục vụ việc xử lý vi phạm giao thông đường bộ được khách quan, chính xác; ngăn chặn hành vi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, chống người thi hành công vụ. 

Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về giải quyết tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài, phương tiện của nước ngoài; quy định rõ công tác phối hợp trong giải quyết tai nạn giao thông, cập nhật dữ liệu về tai nạn giao thông để đảm bảo tính chính xác, khách quan, minh bạch; nghiên cứu, luật hóa các quy định tại thông tư của Bộ Công an về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

9h19: Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này. 

Luật GTĐB năm 2008 điều chỉnh cả lĩnh vực kết cấu hạ tầng GTĐB, vận tải đường bộ và lĩnh vực TTATGTĐB, nên không bao quát hết các nội dung về lĩnh vực TTATGTĐB, dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nhà nước, phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Việc ban hành Luật này là cần thiết phù hợp với chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. (Còn tiếp)

Về hồ sơ dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp tháng 7/2023 và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật này.

Về sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013; cơ bản bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm TTATGTĐB, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước, thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế và khắc phục những vướng mắc, bất cập thời gian qua. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. 

Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và cho rằng, Luật này điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến quy tắc giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; còn Luật Đường bộ điều chỉnh về các vấn đề quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và vận tải đường bộ.

Đối với lĩnh vực vận tải đường bộ thì Luật này chỉ điều chỉnh đối với một số hoạt động liên quan đến TTATGT trong hoạt động vận tải đường bộ như quy định về nguyên tắc, điều kiện an toàn đối với người lái xe và phương tiện vận tải là phù hợp; còn Luật Đường bộ quy định các nội dung liên quan đến yếu tố kỹ thuật của vận tải đường bộ. Để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, Ủy ban QPAN đề nghị tiếp tục rà soát để tách bạch rõ hơn nữa các nội dung liên quan đến vận tải đường bộ được điều chỉnh trong dự thảo Luật TTATGTĐB và dự thảo Luật Đường bộ để điều chỉnh cho phù hợp. 

Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 8), một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” (khoản 1). Một số ý kiến khác nhất trí với quy định này, vì thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả. Có ý kiến đề nghị bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm như: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cấp cứu, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn giao thông…

Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên để tiếp thu cho phù hợp; tiếp tục rà soát, sắp xếp các quy định cấm liên quan đến TTATGTĐB để bảo đảm tính thống nhất, logic, tránh trùng lặp với các quy định khác trong dự thảo Luật hoặc trùng lặp với quy định của các luật chuyên ngành khác; nghiên cứu, sắp xếp các hành vi bị nghiêm cấm theo nhóm chủ thể, nội dung cho dễ theo dõi.

9h30: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Phát biểu điều hành nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, thời gian còn lại buổi sáng 10/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về: dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.