Bày tỏ quan điểm về vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH), ThS. Hà Thị Giang, Học Viện Dân tộc phân tích, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mặc dù quy mô nền kinh tế nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số nhưng lại đứng thứ 04 thế giới về rác thải nhựa với 1,85 triệu tấn/năm. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí; ô nhiễm không khí khiến Việt Nam mất đi khoảng 3,5% GDP vào năm 2035.
Từ thực tế trên, những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đổi hướng đến phát triển nhanh và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền KTTH, như: Nghị quyết số 41-NQ-TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 36/CT-TW, ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (ban hanh theo Quyết định sô 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 (phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐTTg, ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị quyết số 24-NQ-TW, ngày 3/6/2013 của Ban Châp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chát thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ); Luật Bảo vệ môi trường (năm 2020)...
Nhiều hội thảo, tọa đàm về kinh tế tuần hoàn đã được tổ chức trên phạm vi cả nước
Việt Nam đã có một số mô hình KTTH được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định, như: mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ..., mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang...
Tuy nhiên, theo ThS. Hà Thị Giang và một số chuyên gia, việc thực hiện KTTH ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, tỷ lệ rác thải cao gây khó khăn trong việc quản lý thu gom và tái chế tài nguyên rác. KTTH là mô hình khép kín khi sử dụng chất thải của chu kỳ này cho đầu vào của chu kỳ mới. ơ Việt Nam, lượng rác thải được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Tỷ lệ tái chế rác thải của Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng lượng chất thải. Đây là một tỷ lệ nhỏ so với các nước đã và đang thực hiện mô hình KTTH. Lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước hiện đang chiếm khoảng 8%-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng rác thải nhựa không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ra môi trường xấp xỉ 2,5 triệu tân/năm (Thu Hường, 2019).
Thứ hai, hiện tại, nước ta chưa có hành lang pháp lý quy định cụ thể về KTTH. Ngoài ra, bộ tiêu chí để nhận diện, đánh giá và phân loại về mức độ phát triển của KTTH cũng chưa được xây dựng.
Thứ ba, khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận chung trong nhận thức đúng đắn về bản chất của KTTH, từ việc thiết kế đến triển khai trong các ngành, lĩnh vực, đối với từng doanh nghiệp, người dân và các cấp quản lý. Việc này cũng dễ hiểu, vì KTTH là một thuật ngữ không lạ với các nước phát triển nhưng khá mới mẻ với Việt Nam, đặc biệt là phổ cập đến người dân về KTTH.
Thứ tư, phát triển KTTH phải đi liền với đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, hầu hết công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Mặt khác, nền KTTH đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi trong các khâu của quy trình sản xuất, nhất là khâu sau cùng - tái sử dụng, tái chế chất thải một cách hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, nước ta hiện nay chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này nên phần lớn dựa vào liên kết và nhận tài trợ từ các nước phát triển, như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và một số’ quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu.
Để thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam nhằm góp phần phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, huy động sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nền KTTH. Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế truyền thống sang nền KTTH đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của các bên liên quan gồm nhà nước và doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, để thực hiện KTTH cần kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác... tham gia. Mô hình KTTH ở Việt Nam mới dừng lại ở các hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, chưa mang lại lợi ích kinh tế, nên chính hoạt động của các mô hình đó đã gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ban hành các quy định, tiêu chuẩn phát triển KTTH phù hợp với xu thế mới trong khu vực và trên thế giới, sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, công cụ thuế... nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên, hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào vốn và lao động, tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.
Ba là, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh một cách bền vững, ứng dụng các mô hình KTTH, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. Quy định chặt chẽ về trách nhiệm của doanh nghiệp với chất thải do doanh nghiệp tạo ra.
Bốn là, xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH gắn với chuyển đổi kinh tế sô’ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong việc phát triển KTTH ở Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, kiến tạo.
Năm là, tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm dán nhãn CE (sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU). Nâng cao ý thức về phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm chi phí trong việc sử dụng và tái chế rác thải.
Sáu là, đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo ở các cấp học những kiến thức về KTTH nhằm cung cấp những tri thức cơ bản về KTTH; đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành mô hình KTTH gắn với đổi mới sáng tạo và sử dụng công nghệ cao.