NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ

14/05/2023

Dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Để hoàn thiện dự án luật đạt chất lượng cao, cơ quan soạn thảo đã chủ động tham khảo những góc nhìn từ pháp luật quốc tế về thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN DỰ ÁN LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI)

Dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Trong quá trình xây dựng luật, việc tham khảo kinh nghiệm phát triển và quản lý các tổ chức tín dụng của một số nước trên thế giới là cần thiết để đảm bảo dự án luật đạt chất lượng cao, đảm bảo tính hài hòa pháp luật trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quang cảnh phiên họp

Để hoàn thiện dự án luật đạt chất lượng cao, cơ quan soạn thảo đã chủ động tham khảo những góc nhìn từ pháp luật quốc tế về thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt. Cụ thể, tại Hàn Quốc, theo quy định tại Điều 65 Đạo luật NHTW Hàn Quốc 20212 về tín dụng khẩn cấp cho các tổ chức ngân hàng (Emergency Credit to Banking Institutions): NHTW Hàn Quốc có thể tiến hành các hoạt động tín dụng khẩn cấp với các tổ chức ngân hàng trong các trường hợp nào sau: Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng khẩn cấp cho các tổ chức ngân hàng bị suy giảm khả năng thanh khoản do mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn; hoặc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng tạm thời cho các tổ chức ngân hàng dự kiến gặp khó khăn rõ rệt trong việc thực hiện các hoạt động do thiếu vốn tạm thời để thanh toán do sự cố hệ thống xử lý thông tin điện tử hoặc sự cố ngẫu nhiên khác.

Trong những trường hợp này, ngoài kỳ phiếu, hối phiếu, chứng khoán vốn (credit securities),chứng khoán có thể chuyển nhượng (negotiable securities), NHTW Hàn Quốc có thể coi bất kỳ tài sản nào của các tổ chức ngân hàng là tài sản bảo đảm tạm thời được chấp nhận. NHTW Hàn Quốc sẽ nghe ý kiến của Chính phủ trước khi đưa ra quyết định về tín dụng khẩn cấp. Ủy ban SCTT sẽ quy định các điều khoản cụ thể của nghiệp vụ này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Trong khi đó, tại Thái Lan, Mục 42 Đạo luật NHTW Thái Lan quy định: Trong trường hợp bất kỳ tổ chức tài chính nào gặp phải vấn đề thanh khoản có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sự ổn định của toàn bộ hệ thống kinh tế, tiền tệ và NHTW Thái Lan cho rằng việc cấp các khoản vay hoặc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tài chính đó có thể giúp duy trì sự ổn định của hệ thống kinh tế, tiền tệ, NHTW Thái Lan có thể cấp khoản vay hoặc hỗ trợ tài chính bằng các phương tiện khác cho tổ chức tài chính sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Chính sách Tổ chức Tài chính và Chính phủ.

Việc cấp khoản vay hoặc hỗ trợ bao gồm mua, mua có quyền bán lại, chiết khấu hoặc tái chiết khấu tín phiếu, các công cụ chuyển nhượng và thực hiện các nghĩa vụ tiềm tàng vì lợi ích của tổ chức tài chính. Trong trường hợp tổ chức tài chính nắm giữ cổ phần hoặc tài sản của bất kỳ tổ chức tài chính hoặc bất kỳ pháp nhân nào khác có thể được sử dụng làm TSBĐ thì cổ phần hoặc tài sản đó sẽ được sử dụng để đảm bảo cho việc cho vay hoặc hỗ trợ tài chính theo các quy tắc, thủ tục và điều kiện do Hội đồng Chính sách Tổ chức Tài chính quy định.

Tại Singapore, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) có thể thực hiện bất kỳ khoản cho vay hoặc ứng trước nào cho bất kỳ ngân hàng nào đang hoạt động kinh doanh

Tại Singapore, theo quy định tại Mục 26 Đạo luật Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) về các khoản vay đặc biệt cho các ngân hàng, tổ chức tài chính: MAS có thể thực hiện bất kỳ khoản cho vay hoặc ứng trước nào cho bất kỳ ngân hàng nào đang hoạt động kinh doanh theo Đạo luật Ngân hàng năm 1970 hoặc cho các tổ chức tài chính, nhóm tổ chức tài chính nếu MAS cho rằng hành động đó là cần thiết để bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính hoặc niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính.

Tham khảo quy định về các tổ chức tín dụng tại Philippines, có thể thấy, để được tiếp cận khoản vay khẩn cấp, NHTM cần phải được ít nhất 05 thành viên của Hội đồng tiền tệ phê duyệt và phải cần xác định rằng NHTM đó không mất khả năng thanh toán. Số tiền được phép cho vay: Không được vượt quá 50% tiền gửi và khoản vay thay thế tiền gửi vào ngày làm việc cuối cùng (trước ngày nộp đơn). Số tiền vay khẩn cấp không được vượt quá giá trị của các tài sản thế chấp do NHTW Philippines xác định.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng mất thanh khoản, Hội đồng tiền tệ sẽ bổ nhiệm đơn vị bảo quản (Conservator) trong vòng 1 năm để cố gắng hồi phục lại hoạt động của tổ chức tín dụng. Nếu trong vòng 01 năm, Hội đồng tiền tệ nhận thấy tổ chức tín dụng không có khả năng phục hồi thì sẽ giao Công ty bảo hiểm tiền gửi Philipines (PDIC) trở thành đơn vị xử lý (Receiver) để thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng đó và sẽ phối hợp với tòa án để giải quyết các tranh chấp liên quan đến trả các khoản nợ có liên quan.   

Tại Philippines, để được tiếp cận khoản vay khẩn cấp, NHTM cần phải được ít nhất 05 thành viên của Hội đồng tiền tệ phê duyệt và phải cần xác định rằng NHTM đó không mất khả năng thanh toán

Tại Malaysia, theo quy định tại điều 188 về Thanh khoản hoặc hỗ trợ tài chính cho tổ chức, Tiểu mục 7 - Hỗ trợ tài chính của Đạo luật 758: NHTW Malaysia có thể hỗ trợ thanh khoản theo các điều khoản và điều kiện mà NHTW Malaysia cho là phù hợp cho một tổ chức mà theo đánh giá của NHTW Malaysia sắp hoặc có khả năng tạm dừng thanh toán; hoặc trong trường hợp tồn tại bất kỳ trường hợp nào được nêu trong phần 165 của Luật, NHTW Malaysia có thể, với sự chấp thuận trước của Bộ trưởng, hỗ trợ tài chính cho một tổ chức hoặc cá nhân để mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần cổ phần của doanh nghiệp, tài sản hoặc nợ phải trả của tổ chức được đề cập ở trên.

Tại Indonesia, theo quy định tại Điều 9 Phần 3 (Cơ chế đưa ra quyết định), Quy định số 10/31/PBI/2008 về hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho ngân hàng thương mại: Nếu NHTW Indonesia đánh giá Ngân hàng nộp đơn xin Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (FPD) có thể gây tác động tới hệ thống (systemic impact), Thống đốc Ngân hàng Indonesia sẽ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính triệu tập cuộc họp Ủy ban ổn định hệ thống tài chính (Financial System Stability Committee – KSSK) để thảo luận về các vấn đề của Ngân hàng đó và tìm hướng giải quyết.

Minh Hùng