Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là 2 Dự án Luật quan trọng có nhiều nội dung mới, có tác động lớn đến đời sống xã hội, được cử tri và các vị ĐBQH rất quan tâm. Việc thảo luận các nội dung Dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp 6 tại hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách là hoạt động rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là một dự án luật hết sức quan trọng, đã được đưa ra thảo luận tại 2 kỳ họp và dự kiến sẽ trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 để thể chế hóa Nghị quyết trung ương về phòng, chống tham nhũng, khắc phục các hạn chế, bất cập của luật hiện hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Quang cảnh hội nghị.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu mở đầu phiên họp.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là 2 Dự án Luật quan trọng có nhiều nội dung mới, có tác động lớn đến đời sống xã hội, được cử tri và các vị ĐBQH rất quan tâm. Việc thảo luận các nội dung Dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp 6 tại hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách là hoạt động rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là một dự án luật hết sức quan trọng, đã được đưa ra thảo luận tại 2 kỳ họp và dự kiến sẽ trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 để thể chế hóa Nghị quyết trung ương về phòng, chống tham nhũng, khắc phục các hạn chế, bất cập của luật hiện hành.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ĐB tham dự hội nghị phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia thảo luận, tranh luận làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để tạo sự thống nhất cao khi thông qua 2 dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đánh giá. so với kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật lần này đã tiếp thu tương đối nghiêm túc nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội, quy định chặt chẽ hơn trong nhiều nội dung.
ĐBQH Đinh Duy Vượt (Đoàn ĐBQH Gia Lai) cho hay, theo phản ánh của cử tri, thực tế ở nhiều tỉnh, thành, có bố, mẹ, ông, bà, con của cán bộ bỗng dưng hoặc sau thời gian sở hữu nhiều dự án, tài sản chục tỷ, biệt phủ xe sang, thậm chí có những dự án kim cương…
ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) tham gia thảo luận.
ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh (Đoàn ĐBQH Hòa Bình) băn khoăn về việc mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản.
Về phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, nhiều đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại Tòa án.
Các đại biểu bày tỏ sự tán thành cao với việc mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, vì trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.
Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải thích được hợp lý về nguồn gốc, dự luật đã bổ sung giải thích: “Không giải trình được hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm” là việc giải trình không có căn cứ pháp luật về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và cũng không phù hợp với thực tế hình thành tài sản, thu nhập tăng thêm đó.
Chiều 06/9, hội nghị tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).