QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 30/3/2023

30/03/2023

"Dự kiến chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; Ủy ban Pháp luật họp phiên toàn thể lần thứ 13; Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại một số địa phương; Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam và Lào tham quan cảng Vũng Áng..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 30/3/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 29/3/2023

* Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách theo hình thức họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng trong 03 ngày 5, 6 và 7/4/2023 để thảo luận, góp ý kiến về 07 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu dự kiến chương trình Hội nghị.

Xem nội dung chi tiết tại đây: DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG TRÌNH QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV

* Tại buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chuẩn bị cho Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò của các cơ quan trong đó có Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tham gia, phối hợp chuẩn bị nội dung ngay từ đầu, sớm xây dựng khung văn kiện của Hội nghị, nhất là khung dự thảo Tuyên bố chung, cần làm rõ và khẳng định được thông điệp của Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao các chuyên đề mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, trong đó có chuyên đề “Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, “Chuyển đổi số và phát triển bền vững, giải quyết các bài toán thiên niên kỷ”, “Chuyển đổi số và thể chế số”, “Chuyển đổi số và chủ quyền số”… Đồng thời cho rằng, nhờ có cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ sẽ có tính đột phá hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: LÀM RÕ VÀ TRUYỀN TẢI ĐƯỢC THÔNG ĐIỆP CỦA VIỆT NAM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÔNG QUA HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU

* Ngày 15/3/2023, tại Phiên họp thứ 21, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Tổng Thư ký Quốc hội vừa có văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo:

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 2114/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (tại Phiên họp thứ 21, tháng 3/2023). Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN LUẬT QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ

* Ngày 29/3/2023, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện làm việc chính sách phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan đã trao đổi, thảo luận về Dự thảo luật HTX sửa đổi; những khó khăn vướng mắc đối với phát triển kinh tế tập thể vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, một số vấn đề được các đại biểu ý kiến như: cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí mặt bằng đất đai, chính sách cho hợp tác xã nông nghiệp, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số; gỡ khó trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX, nhất là HTX nông nghiệp;...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN CÔNG TÁC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI ĐẮK LẮK

* Sáng 30/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 13 để thẩm tra đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023.

Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến cụ thể về các nội dung Tờ trình của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và của đại biểu Quốc hội. Qua đó, đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và những tháng đầu năm 2023; cho ý kiến về các đề nghị xây dựng luật, hồ sơ đề nghị, thủ tục, nội dung các chính sách trong các dự án bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi; cân nhắc thời điểm trình các dự án và đưa ra các kiến nghị đề xuất, giải pháp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN PHÁP LUẬT HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 13: THẨM TRA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2024, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023

* Sáng 30/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" đã làm việc với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Lai Châu.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của địa phương cho đào tạo học sinh chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, không gian sư phạm tốt. Đoàn giám sát cũng vui mừng khi thấy giáo viên thay đổi tích cực phương pháp giảng dạy; học sinh học chương trình, sách giáo khoa mới tự tin, hiệu quả, hứng thú hơn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, TỈNH LAI CHÂU

* Sáng 30/3, đoàn công tác của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn làm trưởng đoàn và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vandy Bouthasavong làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát tại bến cảng số 1, 2, 3 cảng Vũng Áng.

Đoàn công tác Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào phấn khởi vì hệ thống bến cảng của Công ty CP Cảng Quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh được quy hoạch hiện đại, đầu tư bài bản và khai thác tốt.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN ĐỐI NGOẠI QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ LÀO THAM QUAN CẢNG VŨNG ÁNG

* Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có nội dung mới là đề nghị đưa dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp đã có những quan điểm, đề xuất xung quanh nội dung mới này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN NHIỀU CHIỀU QUANH VIỆC ĐƯA GAME ONLINE LÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢI CHỊU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

* Ở Việt Nam, thuật ngữ “điều trần” chưa được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật mà thay vào đó là thuật ngữ “giải trình”. Về bản chất, giữa hoạt động “điều trần” tại ủy ban của nghị viện các nước trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với hoạt động “giải trình” tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Một trong những công cụ hữu hiệu được các ủy ban của nghị viện sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức phiên điều trần. Đây là cơ chế chính thức để các ủy ban có thể thu thập thông tin về những vấn đề chính sách từ các cơ quan thuộc chính phủ, các chuyên gia từ bên ngoài, các tổ chức dân sự, các đối tượng có liên quan khác… nhằm mục đích tăng cường chất lượng của quá trình ra quyết định.

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HOẠT ĐỘNG "ĐIỀU TRẦN" TẠI NGHỊ VIỆN VÀ "GIẢI TRÌNH" Ở QUỐC HỘI

* Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong 7 dự án luật sẽ được đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dự kiến diễn ra từ ngày 5 -7/4 tới đây. Quan tâm tới dự thảo luật, nhiều ý kiến cho rằng, lần đầu tiên các quy định về quản lý và sử dụng đất đa mục đích đã được ghi nhận, tuy nhiên việc luật hóa cần cụ thể, chi tiết hơn nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình áp dụng.

Dự thảo Luật bổ sung quy định một số loại đất được sử dụng kết hợp với mục đích khác nhằm phát huy nguồn lực, tiềm năng đất đai, phù hợp với thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế...

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN LUẬT HÓA CỤ THỂ HƠN QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT SỬ DỤNG ĐA MỤC ĐÍCH

* Vừa qua, tại Phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo Chương trình dự kiến, dự án luật sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 tới đây (5/2023). 

Quan tâm tới Dự thảo sửa đổi, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội QHPTĐT Việt Nam đánh giá cao việc kịp thời sửa đổi luật Nhà ở, đồng thời kiến nghị, nên quy định rõ ràng và thống nhất với Luật Đất đai sửa đổi về các loại đất được triển khai dự án nhà ở,…

Xem nội dung chi tiết tại đây: KTS. TRẦN NGỌC CHÍNH: CẦN QUY ĐỊNH RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT VỀ CÁC LOẠI ĐẤT ĐƯỢC TRIỂN KHAI DỰ ÁN NHÀ Ở

* Trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, các quy định chính sách về tài chính đất đai và những quy định về tư vấn xác định giá đất; Hội đồng thẩm định giá đất; nguyên tắc xác định giá đất; bảng giá đất… nhận được sự quan tâm của cử tri, Nhân dân, chuyên gia, đại biểu Quốc hội. 

Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể và định lượng hơn về các nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất; đồng thời cân nhắc thành phần tham gia Hội đồng thẩm định giá đất đảm bảo độc lập, khách quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): THÀNH PHẦN THAM GIA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ ĐẤT PHẢI KHÁCH QUAN

* Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, nhưng một số địa phương gặp khó khăn trong bố trí ngân sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; có tình trạng mắc bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế; đề xuất chính sách hỗ trợ người đóng bảo hiểm y tế trong trường hợp tạm dừng hợp đồng lao động do dịch COVID-19… 

Trên đây là nội dung được lãnh đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã báo cáo và kiến nghị với Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ TRONG TRƯỜNG HỢP TẠM DỪNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO DỊCH COVID-19

* Sáng 30/3, tại Hà Nội, Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cuộc họp góp ý “Báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách y tế và dinh dưỡng trong các Chương trình mục tiêu quốc gia”.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Triệu Văn Bình cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, nhóm chuyên gia sẽ thống nhất nội dung đánh giá, bổ sung, chắt lọc thông tin và số liệu chính xác, hoàn thiện các nội dung việc tổ chức thực hiện chính sáng y tế và dinh dưỡng trong 3 CTMTQG để gửi đến các đại biểu Quốc hội và Đoàn giám sát của Quốc hội trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý “BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH Y TẾ VÀ DINH DƯỠNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG”

* Chiều 30/3, Đoàn công tác của Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội do Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng quà cho Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, Bộ Quốc phòng tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan VPQH Trịnh Giáng Hương mong muốn, Trung đoàn tiếp tục làm tốt công tác giáo dục, xây dựng quyết tâm, bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ; nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; duy trì thực hiện tốt nề nếp chính quy, chấp hành kỷ luật và bảo đảm đời sống cho cán bộ chiến sỹ trong đơn vị; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa phương nơi đóng quân, làm tốt công tác “đền ơn, đáp nghĩa”. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA ĐẢNG ỦY, LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG QUỐC HỘI THĂM, LÀM VIỆC TẠI TRUNG ĐOÀN 101

* Sáng 30/3, Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm thảo luận và góp ý dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã thông tin các nội dung liên quan đến quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 (Nghị quyết 54). Theo đó, Nghị quyết 54 được Quốc hội tổng kết vào cuối năm 2022 và cho phép kéo dài thực hiện đến ngày 31/12/2023.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ NGHỊ THÍ ĐIỂM CÁC CƠ CHẾ ĐỘT PHÁ, VƯỢT TRỘI

Thế Hà