QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 05/12/2022
* Sáng 6/12/2022, Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam diễn ra tại Nhà Quốc hội New Zealand (thủ đô Wellington).
Tiếp tục chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 6/12/2022 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam diễn ra tại Nhà Quốc hội New Zealand (thủ đô Wellington) theo nghi thức truyền thống Mihi Whakatau.
Xem nội dung chi tiết tại đây: LỄ ĐÓN CHÍNH THỨC CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VỚI NGHI LỄ MIHI WHAKATAU
*Sáng 06/12/2022, tại trụ sở Nghị viện New Zealand, sau lễ đón theo nghi lễ của người bản địa Maori, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Adrian Rurawhe.
Tại hội đàm, Hai bên nhất trí về việc cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, đưa lĩnh vực này thành động lực phát triển của quan hệ hai nước; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng như chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu….
Bên cạnh đó, Hai Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp trên cả bình diện song phương và đa phương. Hai bên nhất trí nghiên cứu xây dựng một Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội nhằm tạo khung pháp lý để hai bên thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác….
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI ĐÀM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NEW ZEALAND
*Chiều 6/12/2022, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại Trụ sở Nhà Quốc hội New Zealand.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, cùng với chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng, chuyến thăm chính thức New Zealand của Chủ tịch Quốc hội thêm một lần nữa khẳng định quyết tâm của lãnh đạo cấp cao và Nhân dân hai nước trong việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HỘI KIẾN THỦ TƯỚNG NEW ZEALAND JACINDA ARDEN
* Ngày 06/12/2022, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại Quốc hội New Zealand Jenny Salesa.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước, trong đó có Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Thương mại Quốc hội New Zealand, trong việc thúc đẩy hợp tác nghị viện nói riêng và quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand nói chung, thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hai nước vào năm 2025.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP CHỦ NHIỆM UỶ BAN ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ THƯƠNG MẠI NEW ZEALAND
* Ngày 06/12, theo giờ địa phương, tiếp tục các hoạt động thăm chính thức New Zealand, tại trụ sở Quốc hội New Zealand, Thủ đô Wellington, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Bộ trưởng Giáo dục New Zealand Chris Hipkins.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong tổng thể chung quan hệ giữa hai nước, hợp tác giáo dục - đào tạo là một trong những lĩnh vực trọng yếu. New Zealand có nền giáo dục tiên tiến, chất lượng cao, trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn về giáo dục với dự báo đến năm 2035 sẽ có khoảng 3,5 triệu người có nhu cầu đào tạo đại học.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, tại bang Hamilton, các cơ quan của hai nước đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác giáo dục với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các trường đại học lớn của hai nước. Tại diễn đàn cũng đã có 10 biên bản hợp tác được ký giữa các trường đại học hai nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC NEW ZEALAND
*Chiều 06/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Christopher Luxon, Lãnh đạo Đảng Dân tộc (Đảng Đối lập) đến chào nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội tới New Zealand
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với New Zealand trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Nghị viện và giao lưu nhân dân, trong đó có quan hệ với các chính đảng khác nhau trong Quốc hội New Zealand.
Lãnh đạo đảng Đối lập Christopher Luxon nêu rõ, Đảng Dân tộc hoan nghênh chuyến thăm chính thức New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; bày tỏ tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trên cả bình diện song phương và đa phương; khẳng định luôn coi trọng tăng cường quan hệ với Việt Nam và mong muốn đóng góp đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP LÃNH ĐẠO ĐẢNG ĐỐI LẬP NEW ZEALAND
*Tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 06/12, các đại biểu đã nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trấn Tuấn Anh truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trấn Tuấn Anh cho biết, tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã dành nhiều thời gian thảo luận kỹ lưỡng, tâm huyết và thống nhất cao ban hành Nghị quyết về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết số 29-NQ/TW).
Nhấn mạnh, đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trấn Tuấn Anh cho biết, Nghị quyết 29-NQ/TW là cơ sở, căn cứ chính trị hết sức quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhằm tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TW - ĐỊNH HƯỚNG CHO TƯ DUY MỚI, CHỦ TRƯƠNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP MỚI THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
* Tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, chiều 6/12, các đại biểu đã nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam truyền đạt chuyên đề “Định hướng Quy hoạch tổng thế quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Khẳng định việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia là rất cần thiết nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ mang tính kết nối, đồng bộ, thống nhất cao, tạo không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc sớm ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, là căn cứ để xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2030: TẠO KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN VÀ ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG
*Chiều 06/12, từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn để tổ chức thực hiện đạt kết quả cao, hiệu quả, kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra phù hợp với điều kiện của các địa phương, cơ quan, đơn vị để các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi thực sự, chuyển biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ: sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành yêu cầu đề ra. Tại Hội nghị, các cán bộ, đảng viên tham dự tại điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu trên cả nước đầy đủ, với tinh thần trách nhiệm cao.
Cho biết, tại Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có hai bài phát biểu rất quan trọng, khai mạc và bế mạc Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nghiên cứu kỹ các bài phát biểu quan trọng này để làm định hướng cho việc tiếp tục tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các nội dung của Hội nghị Trung ương 6.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ VÕ VĂN THƯỞNG: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LÀ RẤT HỆ TRỌNG
*Chiều 06/12, sau hai ngày làm việc, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã bế mạc hoàn thành nội dung yêu cầu. Phát biểu bế mạc hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng cần bám sát chủ trương, quan điểm, nội dung của các nghị quyết của Trung ương và kế hoạch của Bộ Chính trị, chú trọng những nội dung cốt lõi, nội dung mới.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, hội nghị lần này có sự tham gia của gần 1,2 triệu đảng viên trong tổng số hơn 5,3 triệu đảng viên cả nước với 13.512 điểm cầu. Tinh thần tham gia, công tác tổ chức không chỉ ở điểm cầu Trung ương mà ở tất cả các địa phương, đơn vị đều rất tốt, thể hiện trách nhiệm của tất cả các cấp. Đặc biệt, tại các điểm cầu, các đồng chí là nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, nguyên lãnh đạo các địa phương đều rất quan tâm tham gia, trách nhiệm, dành tình cảm cho Đảng góp phần vào thành công của hội nghị.
Xem nội dung chi tiết tại đây: BẾ MẠC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG KHÓA XIII
*Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại Iran, từ ngày 04 - 06/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng Đoàn đã hội kiến với Phó Tổng thống Seyyed Mohammed Hosseini; gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Qaraie Ashtiani; thăm làm việc tại tỉnh Isfahan.
Tại cuộc hội kiến, Phó Tổng thống Iran Seyyed Mohammed Hosseini đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; tin tưởng chuyến thăm của Đoàn lần này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG - PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC IRAN
*Chiều 06/12, tại Phú Thọ, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi dự án Luật là hết sức cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý nâng cao điều kiện, chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm sức khỏe cho Nhân dân. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, cần xem xét lại quy định về thời hạn giấy phép hành nghề 5 năm tại Điều 21, dự thảo Luật. Một số ý kiến lưu ý, việc Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức đánh giá năng lực hành nghề là không cần thiết và không phù hợp, gây khó khăn cho người hành nghề, …
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN XÃ HỘI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THAM VẤN Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI)
*Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các Luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, trong đó có Luật Dầu khí (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nêu rõ Luật Dầu khí năm 2022 với nhiều chính sách mới, kỳ vọng sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, ...
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Dầu khí năm 2022 đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng; bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền pháp lý, xây dựng thể chế hội nhập, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.
Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT DẦU KHÍ NĂM 2022: NHIỀU ĐIỂM MỚI NHẰM TĂNG ƯU ĐÃI, THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
*Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), qua đó hoàn thiện thể chế theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội, vai trò của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 56 Điều. Một số điểm mới cơ bản như: Luật sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin, truyền thông, giáo dục; quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực giao đình; sửa đổi quy dịnh về hòa giải nhằm tránh lợi dụng hòa giải để trốn tránh xử lý…
Xem nội dung chi tiết tại đây: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI)
* Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4. Đây là đạo luật quan trọng, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai. Quan tâm tới dự luật, TS. Nguyễn Hùng Cường, Viện Quy hoạch và TKNN cho rằng, trong lần sửa đổi này cần chú trọng rà soát, bố sung quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khắc phục những "điểm nghẽn" và đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.
TS.Nguyễn Hùng Cường đã chỉ ra những “điểm nghẽn” về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có chỉ tiêu đất nông nghiệp cần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện trong Luật Đất đai 2013 như: các văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ với Luật Quy hoạch, Luật Đất đai cần sửa đổi, bổ sung; các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất. Chất lượng quy hoạch, chưa có tầm nhìn dài hạn;…
Xem nội dung chi tiết tại đây: TS.NGUYỄN HÙNG CƯỜNG: KHẮC PHỤC "ĐIỂM NGHẼN" VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
*Tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành theo hướng đồng bộ, thống nhất theo tinh thần Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị.
Tại các phiên thảo luận tại tổ, thảo luận tại hội trường trong Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa qua, một số đại biểu Quốc hội nhận định rằng, hạn chế về việc cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và phục vụ nhân dân.
Theo các đại biểu Quốc hội, bên cạnh những cán bộ còn hạn chế về năng lực, dẫn đến sợ sệt không dám thực hiện nhiệm vụ; cán bộ có năng lực nhưng ý thức, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế nên thường né tránh; còn có những cán bộ không muốn làm, không dám làm vì không chắc đúng sai. Hệ quả của tâm lý e dè, lo lắng, sợ trách nhiệm đã tạo sức ì rất lớn, sự trì trệ trong cơ quan công quyền.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ BẢO VỆ CÁN BỘ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO VÌ LỢI ÍCH CHUNG
* Đánh giá về chuyến thăm New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ĐBQH Đinh Ngọc Quý - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội, thành viên Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - New Zealand cho rằng chuyến thăm đã cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand, ..
Từ ngày 03 đến ngày 06/12/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có chuyến thăm chính thức New Zealand theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội New Zealand Adrian Rurawhe. Nhận định về chuyến thăm New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, ĐBQH Đinh Ngọc Quý - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng chuyến thăm đã cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - New Zealand, góp phần thúc đẩy hợp tác, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm lập pháp giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH ĐINH NGỌC QUÝ: THÚC ĐẨY HỢP TÁC, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM GIỮA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA QUỐC HỘI HAI NƯỚC VIỆT NAM - NEW ZEALAND
*Du lịch văn hóa” – tạo sản phẩm du lịch từ các giá trị văn hóa là hình thức du lịch có thể giúp thu về một nguồn ngân sách khổng lồ, đồng thời còn góp phần để cho các loại hình bản sắc dân tộc được lên ngôi. TS.Nguyễn Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tin tưởng và kỳ vọng Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ tạo nền tảng quan trọng cho các chính sách, cơ chế mới giúp cho "du lịch văn hóa" ở nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
TS.Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, Hội thảo Văn hóa 2022 có quy mô và tầm vóc rất lớn, lần đầu tiên do Lãnh đạo Quốc hội trực tiếp chủ trì, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội và lãnh đạo cao nhất của Quốc hội đối với sự nghiệp phát triển văn hóa đất nước. Chủ đề hội thảo rất thời sự và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như đề ra các giải pháp khơi thông các điểm nghẽn và cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển bền vững ngành văn hóa, tạo điểu kiện thực hiện đầy đủ chủ trương đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế trong tiến trình phát triển đất nước….
Xem nội dung chi tiết tại đây: TS. NGUYỄN ANH TUẤN: HỘI THẢO VĂN HÓA 2022 - “CÁNH CỬA MỞ” CHO “DU LỊCH VĂN HÓA” TĂNG TỐC VÀ BỨT PHÁ
* Để thực hiện các mục tiêu, cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26, nhiều chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp như: cần xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó có Luật Biến đổi khí hậu; Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo…
Để thực hiện các mục tiêu, cam kế giảm phát thả khí nhà kính, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu Phạm Văn Tấn cho rằng, cần thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở phát thải hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tđ trở lên từ 2022, 2.000 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2030; 500 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2040; 200 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2050, Xây dựng tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính quốc gia và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở từ năm 2026; Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến, hệ số phát thải đặc trưng quốc gia, Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm 30% khí mê tan, thực hiện lộ trình giảm phát thải ròng về “0”, loại trừ chất ODS.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH, HƯỚNG TỚI GIẢM PHÁT THẢI RÒNG BẰNG "0" VÀO NĂM 2050