THẢO LUẬN TỔ 2: ƯU TIÊN ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TẠO ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CHO LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ
THẢO LUẬN TỔ 2: TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA LINH HOẠT ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 2 gồm các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 25/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Thảo luận ở Tổ 2 gồm các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh.
Tại Phiên thảo luận, đa số các ĐBQH thống nhất Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.
Các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh
Với sự quan tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, thời gian vừa qua Chương trình đã được triển khai tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bước đầu tạo được những tác động tích cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình liên quan đến điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14; đối tượng tham gia thực hiện Chương trình tại các dự án Dự án 4, Dự án 5, Dự án 6, Dự án 7. Vì vậy, các ĐBQH cho rằng, việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình là cần thiết và cấp bách để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đề ra.
Đóng góp ý kiến vào việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình, đại biểu Trần Anh Tuấn đồng thuận với những nội dung, phạm vi điều chỉnh trong Chương trình; đồng thời cho rằng, việc điều chỉnh cần được thực hiện nhanh chóng để hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ổn định cuộc sống, sản xuất...
Đại biểu Trần Anh Tuấn
Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Đỗ Đức Hiển thống nhất với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Tuy nhiên, đại biểu Đỗ Đức Hiển cho rằng, trong Chương trình có những nội dung mà chúng ta cũng phải rà soát thêm xem là có vướng mắc là do cơ chế chính sách của Chương trình hay là do công tác tổ chức thực hiện. Ví dụ như Chính phủ đề nghị bổ sung 4 nhóm đối tượng thụ hưởng Chương trình tại khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 120 như gồm các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc, các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đại biểu Đỗ Đức Hiển cho biết, qua rà soát cho thấy, khoản 2, Điều 2 của Nghị quyết 120 không quy định về đối tượng thụ hưởng Chương trình và giao Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình. Đối tượng thụ hưởng thì lại được quy định ở điểm b, khoản 3, Điều 1 của Nghị quyết số 88 được ban hành từ thời Quốc hội khóa XIV. Đồng thời, theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phạm vi đối tượng thụ hưởng chương trình theo hướng mở rộng với 4 đối nhóm đối tượng trên. Do vậy, đại biểu Đỗ Đức Hiển cho rằng, Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ khi sửa đổi Nghị quyết 120 mà có thể chỉ sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều 1 của Nghị quyết số 88.
Ngoài bổ sung 4 nhóm đối tượng thụ hưởng Chương trình ra thì đại biểu Đỗ Đức Hiển cũng cho rằng nếu trong thời gian tới có những đối tượng cần được bổ sung thụ hưởng thì Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính bao quát, tránh phải chỉnh sửa nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Chương trình.
Đại biểu Đỗ Đức Hiển
Trong khuôn khổ phiên thảo luận tại Tổ, các ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh còn cho ý kiến vào chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Theo đó, các ĐBQH nhất trí sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Việc đầu tư Dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Dự án được lập phù hợp với Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với các quy hoạch có liên quan và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.