QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 03/10/2022

03/10/2022

''Khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam; Hội đồng Dân tộc thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…'' là những thông tin nổi bật về hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong ngày hôm nay (03/10/2022).

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 01/10/2022

* Sáng nay (03/10), Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điều hành Phiên khai mạc.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị Trung ương lần này nhằm hoàn thành về cơ bản việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hầu hết các vấn đề cần bàn và quyết định đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG BÍ THƯ: TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN Ở TẦM MỨC MỚI VỚI QUYẾT SÁCH MỚI                                

                                                KHAI MẠC HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII

* Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 32 Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Đức (03/10/1990 - 03/10/2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Hội đồng Liên bang Bodo Ramelow và Chủ tịch Quốc hội Liên bang Baerbel Bas.

* Trước đó, vào chiều qua (02/10), tại tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, làm việc tại Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ phục vụ cho 100 triệu dân, là nơi thế giới đến với Việt Nam và Việt Nam ra thế giới; là công trình thế kỷ của đất nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và chứng minh cho thế giới thấy Việt Nam đang rất tích cực đổi mới nên tất cả từ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu… cần nêu cao tinh thần tâm huyết và trách nhiệm, quyết liệt hành động để thực hiện đúng tiến độ Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thị sát thực địa

- Trong chuyến công tác, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Đoàn công tác Trung ương cũng đã kiểm tra Dự án Cao tốc Bến Lức; tới thăm khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An, xã Bình Sơn, huyện Long Thành.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KIỂM TRA DỰ ÁN CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH

* Cũng trong chiều qua (02/10), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự Đại hội Chi bộ Pháp luật nhiệm kỳ 2022 - 2025.


Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tặng hoa chúc mừng Chi ủy Pháp luật nhiệm kỳ 2022 - 2025

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao những kết quả đạt được của Chi bộ Pháp luật, đồng thời đề nghị Chị bộ tiếp tục nêu cao tinh thần gương mẫu, đoàn kết, trách nhiệm gắn với bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; chú trọng công tác sắp xếp, tổ chức, phân công công việc cho từng đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động; chú trọng việc bồi dưỡng, giúp đỡ các đảng viên đã được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; tạo điều kiện để từng cán bộ chủ động học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao chất lượng công tác, xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý và lề lối làm việc khoa học, hiệu quả.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH DỰ ĐẠI HỘI CHI BỘ PHÁP LUẬT NHIỆM KỲ 2022 - 2025

* Chiều ngày 03/10 tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã tiếp Ngài Nicolas Warnery - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã tiếp Ngài Nicolas Warnery - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đánh giá cao hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Pháp trong thời gian qua đã đạt được những kết quả thiết thực, khẳng định mong muốn thúc đẩy, làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược ký năm 2013 và hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2023.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM UỶ BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ TIẾP ĐẠI SỨ CỘNG HOÀ PHÁP TẠI VIỆT NAM

* Tiếp tục quan tâm đến việc triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, năm 2023, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, GS.TS Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam bày tỏ một số quan điểm.

Đóng góp ý kiến vào chuyên đề giám sát trên, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, GS.TS Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam nêu quan điểm: Thông qua đợt giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Quốc hội sẽ nắm bắt rõ hơn, kỹ hơn, có cái nhìn thực tế và toàn diện về hiện trạng hệ thống y tế Việt Nam, nhất là hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng. Từ đó có ý kiến với Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương ban hành chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho ngành y tế phát triển ổn định. Ngoài ra, thông qua chuyên đề giám sát này, Nhân dân, cử tri, doanh nghiệp và các đơn vị tham gia ủng hộ, tài trợ cũng cần được biết kết quả huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GS.TS NGUYỄN VĂN ĐỆ: QUỐC HỘI SẼ CÓ CÁI NHÌN TOÀN DIỆN VỀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ GIÁM SÁT

* Tiếp tục đề cập đến đổi mới trong hoạt động Quốc hội, năm 2022, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều thay đổi, đặc biệt trong ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn. Kết quả này, không chỉ tạo sinh khí mới trong sinh hoạt nghị trường mà còn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

 

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015. Luật quy định 7 hình thức giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó Điều 15 quy định về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội. Đồng thời, Luật cũng quy định 10 hình thức giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó, Điều 26 quy định về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa hai kỳ họp Quốc hội.

Nhìn lại hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2022, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã có nhiều đổi mới, mang tính đột phá. Kết quả các phiên chất vấn cho thấy tinh thần sát thực tế, thiết thực, tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm cao của người chất vấn và người trả lời chất vấn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NHIỀU ĐỔI MỚI TRONG BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN

Chiều ngày 03/10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra “Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025, năm 2022”

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đồng chủ trì Phiên họp.​

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đồng chủ trì Phiên họp.

Tại Phiên họp, các đại biểu cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và nhận thấy, Báo cáo đã phản ánh những nội dung cơ bản về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện; đồng thời, đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trong thời gian tới…

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC THẨM TRA BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KT - XH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS & MN

* Dự án Luật Giá (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (10/2022). Quan tâm đến dự luật, TS.Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, việc bổ sung và hoàn thiện dự thảo Luật Giá cần quan tâm tới các quy định nhằm cải thiện chất lượng cũng như xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động thẩm định giá.

TS.Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia 

Theo TS.Vũ Nhữ Thăng, Luật giá số 11/2012/QH13 sau gần 10 năm đi vào thực tiễn cuộc sống đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân sự kinh tế, đồng thời là công cụ quản lý và điều hành giá, trong đó có thẩm định giá theo nguyên tắc thị trường phù hợp định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khung pháp lý quản lý Nhà nước về giá và thẩm định giá đã được quy định cụ thể, hệ thống văn bản hướng dẫn bao gồm các Nghị định, Thông tư, cùng Đề án và các Tiêu chuẩn thẩm định giá đã được ban hành đầy đủ là nền tảng thuận lợi cho phát triển của lĩnh vực thẩm định giá thời gian qua. Nhờ đó, số doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên hành nghề đã nhanh chóng được mở rộng, đáp ứng đa dạng nhu cầu thẩm định giá trị tài sản với nhiều mục đích khác nhau, từ thoái vốn, cổ phần hoá, tín dụng cho tới xử lý nợ xấu,… Tuy vậy, sự phát triển “nóng” của lĩnh vực thẩm định giá, bên cạnh khoảng trống của chính sách pháp luật cũng tới từ sự tiếp tay của các doanh nghiệp thẩm định giá, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định Luật Giá để có thể ngăn chặn các vi phạm tương tự trong tương lai.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TS.VŨ NHỮ THĂNG: SỬA ĐỔI LUẬT GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, XỬ LÝ NGHIÊM CÁC SAI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

* Theo chương trình lập pháp, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Đóng góp ý kiến về dự án luật này, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật chỉ ra rằng các quyền dân chủ trực tiếp của công dân về đất đai quy định còn quá chung chung, do đó cần bổ sung quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai để quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công dân được bảm đảm tối đa nhất.

 Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật

Sau gần 10 năm thực thi Luật Đất đai 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất... Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, tôi thấy rằng Luật Đất đai 2013 đã bộc lộ một số bất cập. Như về minh bạch thông tin, Luật Đất đai chưa có quy định công khai thông tin về việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay giá đất. Điều này dẫn đến khoảng trống lớn, dễ phát sinh tham nhũng khi người dân không được biết, không giám sát được....

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT SƯ DIỆP NĂNG BÌNH: LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) CẦN BẢO ĐẢM TỐT NHẤT QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

* Đóng góp ý kiến vào triển khai thực hiện giám sát chuyên đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội nêu quan điểm: Đoàn giám sát nên chú ý hơn đến việc xem xét, giám sát việc hoàn thiện và thực hiện luật pháp liên quan như quy trình biên soạn, thẩm định cho đến khi xuất bản sách giáo khoa có phù hợp với quy trình biên soạn sách giáo khoa chung theo kinh nghiệm của thế giới không.

TS.Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trước những đề xuất, kiến nghị của cử tri và các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, năm 2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục được phân công là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Thực hiện nhiệm vụ này, ngày 29/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề trên.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH, XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA

* Sáng ngày 03/10, tại Nhà Quốc hội, Chi bộ Đối ngoại thuộc Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025. Tham dự đại hội có: Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản cùng toàn thể đảng viên Chi bộ Đối ngoại.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội đề nghị, Chi bộ Đối ngoại chú trọng hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nhất là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo. Lãnh đạo đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn về xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc lĩnh vực đối ngoại.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI HỘI CHI BỘ ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ 2022 - 2025

* Chiều ngày 03/10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2025. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương tham dự và chỉ đạo Đại hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu tại Đại hội.

Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những thành tích của Chi bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, đảng viên Chi bộ thể hiện rõ ý chí quyết tâm và trách nhiệm, vai trò của Chi bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành các nhiệm vụ cụ thể của Chi bộ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; góp phần tích cực trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI HỘI CHI BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG NHIỆM KỲ 2022-2025

* Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội vừa phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức chương trình thiện nguyện với chủ đề Nâng bước em tới trường tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Chương trình đã trao 28 xe đạp và 20 suất học bổng cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em có thêm niềm vui đến trường, có thêm động lực để vượt lên khó khăn, chinh phục tri thức. Bên cạnh đó, chương trình cũng hỗ trợ công trình đường giao thông nông thôn cho xã; tặng tivi cho Ủy ban nhân dân xã để phục vụ công tác; tặng sách, vở, bút, văn phòng phẩm cho trường Trung học và Trung học cơ sở Cuối Hạ; tặng quạt cây cho 10 hộ gia đình nghèo của xã.

Cũng tại Chương trình, các Đoàn viên Đoàn thanh niên Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với các bác sĩ bệnh viện E tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho bà con trong và ngoài xã; tổ chức hoạt động trồng cây.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN THANH NIÊN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN TẠI HÒA BÌNH

* Cũng trong hôm nay (03/10), nhiều Đoàn ĐBQH các địa phương đã tổ chức tiếp xúc cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến nội dung và chương trình kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội và lấy ý kiến góp ý cho các Dự án Luật sẽ được trình tại Kỳ họp thứ Tư sắp tới:

- Ngày 03/10, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với cử tri huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai đã giải đáp, làm rõ một số nội dung cụ thể, trong đó có nhóm vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn; việc quản lý đất đai nông, lâm trường; xử lý ô nhiễm môi trường… Đđối với kiến nghị của cử tri liên quan đến công tác quản lý đất đai, quản lý tài sản công, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khẳng định thành phố đang tích cực, khẩn trương yêu cầu các sở, ngành rà soát, đánh giá cụ thể từng dự án đầu tư công, công tác quản lý đất đai để có giải pháp xử lý.

- Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 03/10, các đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An gồm: Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An; Hoàng Thị Thu Hiền - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã có cuộc tiếp xúc cử tri xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu. Tại buổi tiếp xúc cử tri, Đại biểu Quốc hội Võ Thị Minh Sinh cho biết, liên quan đến kiến nghị về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cấp xóm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã phản ánh đến Quốc hội và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu; hiện tại đã có ý kiến đề xuất Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 34, tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương thực hiện.

- Ngày 03/10, các đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước: Điểu Huỳnh Sang, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phan Viết Lượng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi tiếp xúc với cử tri thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Bên cạnh những góp ý cho các đại biểu về nội dung kỳ họp Quốc hội sắp tới, cử tri thị xã Phước Long kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét các vấn đề về đất đai liên quan giữa các hộ dân với khu vực Nhà máy thủy điện Thác Mơ, khu vực chân núi Bà Rá; vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Các kiến nghị của cử tri đã lần lượt được lãnh đạo địa phương giải đáp tại buổi tiếp xúc.

- Sáng cùng ngày, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi tiếp xúc với cử tri các xã: Đồng Nơ, Thanh Bình, Minh Đức và thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Tại buổi tiếp xúc, các cử tri có 14 ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề như: nhiều tuyến đường xuống cấp chưa được khắc phục, sửa chữa gây khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông; chế độ, chính sách đối với cán bộ xã không chuyên trách, với thương - bệnh binh, cựu thanh niên xung phong. Bên cạnh đó, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rườm rà; công tác khám, chữa bệnh của ngành y tế còn một số bất cập; tình trạng xả thải của trang trại heo trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

- Sáng 03/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy dự và chỉ đạo Hội nghị. Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trương Quốc Huy ghi nhận những ý kiến trách nhiệm, chính đáng của cử tri. Đồng thời, chia sẻ với cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cũng cho biết: Các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc, Đoàn sẽ tổng hợp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Sáng nay (03/10), đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh và các ĐBQH tỉnh Bắc Kạn có cuộc tiếp xúc cử tri xã Dương Quang, TP. Bắc Kạn nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình dự. Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Hồ Thị Kim Ngân chia sẻ với những khó khăn của người dân; tiếp thu và giải đáp một số ý kiến của cử tri, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh chủ động giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; những ý kiến vĩ mô, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp kiến nghị với Quốc hội trong kỳ họp tới.

- Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh và ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (PGS.TS. Y khoa - Giám đốc Bệnh viên ĐH Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XV) tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn). Tại buổi tiếp xúc, Cử tri xã Hoài Mỹ đã gửi gắm một số nguyện vọng, ý kiến, cụ thể như: Địa phương cần có kế hoạch cấp đất để người dân có điều kiện xây dựng nhà ở, canh tác nông nghiệp, tránh việc khiếu kiện vượt cấp, kéo dài; bổ sung một số vị trí cán bộ bán chuyên trách tại cơ sở; có biện pháp xử lý kiên quyết các đối tượng khai thác cát lòng sông trái phép; sớm xây dựng bờ kè dọc sông Lại Giang, đoạn qua địa bàn xã, tránh gây sạt lở đất người dân vào mùa mưa lũ.

- Cũng trong sáng ngày 03/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Thảo luận, cho ý kiến tại hội nghị, các đại biểu tán thành về sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của Dự án Luật; đồng thời góp ý kiến về bố cục lại cho rõ ràng, hợp lý, điều chỉnh vị trí các chương; đồng thời bổ sung, chỉnh lý tên một số chương, tách thêm mục; đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo không bỏ sót các chức danh cần cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh; cần bổ sung nội dung có chính sách ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; treo nợ thanh toán Bảo hiểm y tế...

Trọng Quỳnh