HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT GIÁO DỤC (SỬA ĐỔI)

04/04/2019

Sáng ngày 04/4, tại nhà Quốc hội, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, góp ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, đa số các đại biểu nhất trí với sự cần thiết cũng như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Các đại biểu cho rằng dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) đã kế thừa những điểm tích cực của Luật Giáo dục 2005 và bổ sung nhiều nội dung mới tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn…

Bàn về quy định về sách giáo khoa quy định tại Điều 32 của dự thảo luật, nhiều ý kiến đại biểu bày tỏ quan điểm, việc quy định “mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa tuân thủ theo quy định của pháp luật” và “Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn” là chưa phù hợp, cần thiết phải cân nhắc thật kỹ quy định này... 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cảm ơn các ý kiến đóng góp góp thẳng thắn, chân thành của các đại biểu chuyên trách tại hội nghị; khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên thảo luận:

Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, góp ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, đa số các đại biểu nhất trí với sự cần thiết cũng như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Các đại biểu cho rằng dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) đã kế thừa những điểm tích cực của Luật Giáo dục 2005 và bổ sung nhiều nội dung mới tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn…

Đại biểu Trần Văn Tiến - tỉnh Vĩnh Phúc, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nhiều khái niệm, giải thích từ ngữ rõ ràng hơn 

Đại biểu Tô Văn Tám - tỉnh Kon Tum, đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 7 của dự thảo luật: “lấy người học làm trung tâm” và cho đây là chuyển biến cơ bản về phương pháp giảng dạy

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh - Tp. Hà Nội, cho rằng Dự thảo còn nhiều quy định chưa khắc phục nhiều vấn đề hiện nay xã hội đang bức xúc trước nhiều hiện tưởng xảy ra trong hệ thống giáo dục

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu nhận định, qua tham khảo luật giáo dục một số nước trên thế giới cho thấy, việc thể hiện tư tưởng triết lý giáo dục của các nước rất đa dạng nhưng hầu hết các luật không quy định riêng về triết lý giáo dục mà được thể hiện thông qua những quy định về mục đích, sứ mệnh, mục tiêu và nguyên lý giáo dục

Theo đại biểu Phạm Thị Thu Trang- tỉnh Quảng Ngãi, thuật ngữ “sách giáo khoa” được hiểu là một loại sách chuẩn cho một môn học, ngành học. Do vậy, yêu cầu chung đặt ra là kiến thức trong sách giáo khoa phải khoa học, chuẩn xác

Đại biểu Phạm Văn Hòa- tỉnh Đồng Tháp, cũng cho rằng chỉ nên có 01 chương trình và 01 bộ sách giáo khoa thống nhất áp dụng chung trong cả nước mà thôi. Cùng một địa phương mà mỗi trường giảng dạy một sách giáo khoa khác nhau là điều bất hợp lý

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn - Tp. Đà Nẵng, đề xuất tranh luận

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cảm ơn các ý kiến đóng góp góp thẳng thắn, chân thành của các đại biểu chuyên trách tại hội nghị

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Theo dự kiến, chiều ngày 05/4, hội nghị sẽ tiếp tục thảo luận về các nội dung của Luật Giáo dục (sửa đổi).

Trọng Quỳnh