Tham dự Hội thảo có một số ĐBQH Việt Nam, chuyên gia ÂÆn Độ, Hàn Quốc, CHLB Đức và một số chuyên gia đến từ cơ quan nghiên cứu của các Nghị viện thành viên AIPA...
Hội thảo tập trung thảo luận về 4 chủ đề. Đó là nhận thức và khái niệm về chức năng đại diện của QH; Kinh nghiệm về việc trang bị cho ĐBQH các kỹ năng và năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ đại diện cho cử tri; Cân bằng lợi ích của nhân dân, cử tri, địa phương, chính sách dân tộc, đường lối của Đảng và lương tâm của ĐBQH; Các tiêu chí đánh giá QH là cơ quan đại diện của nhân dân.
Các đại biểu tham dự Hội thảo thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến nhằm làm rõ tính đại diện là gì, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tính đại diện... Nhiều đại biểu nhất trí cần cải tiến cơ chế ứng cử, đề cử, bầu cử ĐBQH theo hướng quan tâm nhiều hơn đến tiêu chuẩn và năng lực của người được đề cử; Tăng cường hoạt động tiếp xúc cử tri, đổi mới cách thức tiếp xúc cử tri... Đây được coi là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa quyết định đối với mỗi ĐBQH trong việc nâng cao năng lực đại diện và thực hiện tốt các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước...