THƯỜNG TRỰC ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI CÁC BỘ, NGÀNH VỀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

14/08/2018

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội làm việc với một số Bộ, ngành hữu quan về tình hình thự hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bùi Sỹ Lợi chủ trì buổi làm việc.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bùi Sỹ Lợi chủ trì buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Cục Thống kê và một số cơ quan, đơn vị có liên quan.

Báo cáo một số vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ kế hoạch và đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, cơ chế quản lý, điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia(CTMTQG) được hoàn thiện từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến khâu giám sát, đánh giá từng chương trình với những quy định làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị trong phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công được hoàn thiện với sự ban hành của Luật đầu tư công đã thay đổi từ quản lý, phân bổ vồn đầu tư theo kế hoạch năm sang quản lý, phân bổ theo trung hạn góp phần khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp từ giai đoạn trước, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương trong xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng nêu rõ, các cơ chế chi tiêu của các CTMTQG cũng đã được tăng cường chặt chẽ từ cấp trung ương đến cấp địa phương thông qua việc ban hành văn bản cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí, định mức, đối tượng phân bổ nguồn lực và cơ chế chi tiêu tài chính cho từng CTMTQG.

Thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể: tốc độ giảm nghèo không đều, chua bền vững, mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 60%. Thu nhập bình quân đầu người nhiều nơi ở miền núi, nhóm dân tộc chỉ đạt bình quân 7-8 triệu đồng/người/ năm, bằng khoảng 1/5 mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là khoảng 37 triệu đồng. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng còn nhấn mạnh, văn bản hướng dẫn thực hiện một số chính sách của các bộ, ngành ban hành chậm, thiếu kịp thời; thực hiện Luật đầu tư công còn yếu tố bất cập; định mức hỗ trợ, đầu tư của nhiều chính sách thấp nhưng chậm bổ sung, sửa đổi.

Đại diện một số bộ, ngành báo cáo 

Về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đại diện Bộ cho biết, thể chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng nghèo và đại bàn nghèo được rà soát, tích hợp; bãi bỏ những văn bản không phù hợp, tạo tính thống nhất về đối tượng hỗ trợ, nội dugn hỗ trợ, cơ chế thực hiện. Ở những địa bàn khó khăn hơn thì bổ sung thêm hoạt động hỗ trợ như huyện nghèo có thêm khoán chăm sóc bảo vệ rừng, tiêm phòng gia súc…Bên cạnh đó, đại diện Bộ Nông nghiệp cũng cho biết, Bộ đã ban hành các văn bản triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình thực hiện chương trình, các giải pháp tổng thể nhằm tăng cơ hội tiếp cận nước sạch và vệ sinh, đặc biệt là cho người nghèo, hô nghèo cũng được chú trọng.

Thảo luận tại buổi làm việc, một số đại biểu chỉ ra rằng, hệ thống các chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường đã ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống, đặc biệt là các chính sách về giá và bù giá nước; quản lý và khai thác các công trình cấp nước còn hạn chế. Đặc biệt những công trình cấp nước được đầu tư xây dựng ở những giai đoạn trước đây bị xuống cấp, hư hỏng; cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn còn một số bất cập, chồng chéo, chưa rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị. Từ đó, đại biểu đề nghị các bộ, ngành hữu quan phải làm rõ vấn đề này để có giải pháp cụ thể.

Toàn cảnh buổi làm việc

Mộ số ý kiến cũng nhận định rõ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu diễn biến phức tạp, thiên tại thường xảy ra gây hậu quả lớn. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp, nhất là kinh phí bố trí thực hiện các chính sách dân tộc chưa đảm bảo, không đồng bộ, thiếu kịp thời, ảnh hường đến mục tiêu và hiệu quả của chính sách. Vì vây đại biểu đề nghị cần có sự nhận thức sâu sắc về chính sách giảm nghèo cho đồng bảo dân tộc; bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để nhất quán trong xây dựng, phân bổ nguồn lực và chỉ đạo thực hiện chính sách.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đề nêu rõ các bộ, ngành hữu quan cần tích hợp các chính sách, làm rõ mục tiêu đầu tư phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số; rà soát cụ thể chính sách nào đi vào cuộc sống, chính sách nào đặc thù. Đồng thời, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đề nghị các bộ ngành phải rà soát số liệu trong báo cáo cho chính xác, cụ thể, thống nhất để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đạt được hiệu quả thiết thực nhất./.

Hồ Hương