TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 31/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Toàn cảnh phiên thảo luận về kinh tế - xã hội
Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi, tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục, như: năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa thực chất; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập.
Đóng góp ý kiến về tình hình kinh tế xã hội, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII và XIII bày tỏ quan tâm đến vấn đề khai thác năng lực nội sinh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
TS.Trần Du Lịch cho rằng, sau hơn 35 năm thực hiện sự nghiệp Đổi mới, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường sang kinh tế thị trường,chúng ta đã đạt được những thành quả khá toàn diện và đã rút ngắn được khoảng cách tuỵt hậu so với khu vực và thế giới.Năm 2010 là thời điểm đánh dấu mốc phát triển quan trọng khi nước ta chuyển từ một nước thu nhập thấp sang nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (GRD/ người vượt ngưỡng 1100 USD) và năm 2022 đã chuyến sang quốc gia có thu nhập trung bình (vượt ngưỡng 4100 USD), nhưng thời kỳ dân số vàng cũng chỉ còn kéo dài đến sau năm 2035.
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII và XIII
Do đó, có thể nói trong 10-15 năm tới là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ để chúng ta tiếp tục rút ngắn sự tuỵt hậu so với thế giới và khu vực, mà còn có ý nghĩa lớn hơn đối với sự nghiệp CNH đất nước; tăng tiềm lực kinh tế để giữ vững an ninh -quốc phòng, tạo thế đứng cho Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế. Vấn đề là đòi hỏi chúng ta phãi có một quyết tâm chính trị cao, phải hành động với khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc; sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tạo sức lang tỏa đến nhân dân, tạo niềm tin lâu dài cho doanh nghiệp và tương lai của các thế hệ để vượt qua chính mình.
Bên cạnh đó, TS.Trần Du Lịch cũng cho rằng, cần khai thác hiệu quả 4 trụ cột tăng trưởng. Trong bài toán phát triển cần đặt mục tiêu tăng trưởng cao như một quyết tâm chính trị để tính bài toán ngược lại về nguồn lực và động lực. Kinh nghiệm những quốc gia thành công trong sự nghiệp CNH trong nửa cuối thế kỷ 20 đều dựa vào sự quyết tâm chính trị của cả dân tộc họ.
Xét về tiềm năng, địa- kinh tế của quốc gia và thời cơ của thời đại có bước nhảy vọt về thành tựu khoa học- công nghệ, nếu khai thác có hiệu quả 4 trụ cột kinh tế nhằm tăng cường năng lực nội sinh: Nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua đổi mới mô hình tổ chức sản xuất và ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp sạch; Lợi thế của kinh tế biển ( bao gồm các khu kinh tế ven biển); lợi thế của quốc gia “ mặt tiền biển”, phát triển các khu kinh tế ven biển và dịch vụ cảng-logistics.Kinh tế biển không chỉ tạo sức lang tỏa cho các ngành kinh tế khác phát triển mà còn là phục vụ cho mục tiêu an ninh, quốc phòng; gìn giữ chủ quyền biền đảo; Phát triển ngành công nghiệp du lịch nhằm đưa Việt nam thành điểm đến của du lịch toàn cầu; Phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa ( đây là dư địa rất lớn khi chúng ta đô thị hóa chưa đến 40%).
Phát triển kinh tế bền vững theo tôn chỉ: tăng trưởng kinh tế nhanh, an toàn và chất lượng cả hệ thống kinh tế chứ không riêng rẽ ngành nào hay lĩnh vực nào. Câu hỏi được đặt ra là trong nền kinh tế hiện nay những lĩnh vực nào có nhiều dư địa để phát triển? dư địa không phải ở những ngành kinh tế cụ thể, mà chính là ở thể chế. Nền kinh tế Việt nam còn quá nhiều dư địa để phát triển nếu tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, mà trước hết là tư duy Nhà nước làm thay thị trường và mặt khác ở thái cực bắt thị trường làm thay Nhà nước (lạm dụng hình thức xã hội hóa).
Thêm vào đó, TS.Trần Du Lịch cho rằng, cần giải quyết những trục trặc từ mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Trước hết không phải lý luận, mà cụ thể hóa trong từng đạo luật về quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực về chức năng quản lý của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường.
Khi đặt ra một nội dung quản lý chúng ta cần đặt ra câu hỏi: quản lý để đạt mục đích gì? đây là việc của Nhà nước hay việc của thị trường? Nhà nước không làm thay thị trường, nhưng cũng không thể bắt thì trường làm thay việc của Nhà nước; đâu là quan hệ hành chính, đâu là quan hệ dân sự được lồng ghép trong nhiều đạo luật. Đây đang là vâqns đè tồn tại lớn hiện nay.
Vấn đề đặt ra là: nếu thiếu tư duy hệ thống về quản lý nhà nước phù hợp với sự vận hành của thể chế kinh tế thị trường, thì mọi nổ lực cải cách riêng lẽ sẽ không mang lại hiệu quả, mà sự mâu thuẫn và phức tạp ngày càng tăng thêm. Điển hình nhất là hàng chục đạo luật về kinh tế Quốc hội mới ban hành tại nhiệm kỳ trước thì nhiệm kỳ này phải sửa vì mâu thuẫn, xung đột khi thực thi.