TỔNG RÀ SOÁT SỰ CHỒNG CHÉO CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN PHẢI LÀM RÕ, THỐNG NHẤT CÁCH HIỂU, CÁCH THỰC HIỆN

01/11/2023

Một trong nguyên nhân khiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 không đạt mục tiêu. Vấn đề này có nguyên nhân do bất cập, vướng mắc của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, thảo luận tại hội trường về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2024, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng do chính sách pháp luật chưa thống nhất, dẫn đến cách hiểu chưa thực sự thống nhất, khiến cán bộ sợ sai, không dám làm. Đây là vấn đề cần được nhìn nhận để rà soát

ĐBQH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH: RÀ SOÁT HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NHẰM GIÚP CHO CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Theo Báo cáo của Chính phủ, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ  thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Tổ Công tác) do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng. Việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, với sự tham gia của các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương cấp tỉnh, các tổ chức, hiệp hội có liên quan, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ  giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội.

Kết quả, tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan thực hiện rà soát là 523 văn bản gồm 66 luật, 02 pháp lệnh, 08 nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 167 nghị định, 63 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 217 văn bản do các cơ quan khác ở trung ương ban hành. Trong đó, có 22 lĩnh vực trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân, doanh nghiệp kiến nghị.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu tỉnh Bắc Giang 

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu tỉnh Bắc Giang cho rằng, Chính phủ cần đánh giá, phân tích sâu sắc hơn nữa những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Trong đó, rất cần phải đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa công tác rà soát văn bản với công tác xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, cần xác định rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, trong đó cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, để từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu tỉnh Bắc Giang đề nghị Chính phủ đánh gía sâu sắc về tình trạng bộ, ngành chưa thực hiện đúng kế hoạch lập pháp, xin lùi thời hạn trình, chậm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo Kế hoạch số 81; một số dự án luật, nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng khi trình Quốc hội. Việc đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng văn bản chưa được chú trọng đúng mức, nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, cảm tính, thiếu tính khoa học. Có tình trạng chính sách được chỉnh lý, bổ sung trong quá trình xem xét, thông qua văn bản nhưng chưa được đánh giá tác động đầy đủ, kể cả đánh giá tác động về thủ tục hành chính dẫn đến văn bản được ban hành nhưng tính khả thi không cao, thậm chí không có tính khả thi. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều nội dung chồng chéo, chưa thống nhất, khó khăn trong quá trình thực hiện, tính ổn định và khả năng dự báo chưa cao. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trong đó nhiều quy định phải sửa đổi, bổ sung sau một thời gian ban hành rất ngắn. Công tác thi hành pháp luật có lúc, có nơi còn lúng túng, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả không đồng đều.

Thực tiễn cho thấy, cùng một hệ thống quy định pháp luật nhưng giữa các bộ, ngành, địa phương lại có những kết quả rất khác nhau. Đơn cử như vấn đề đầu tư công có bộ, ngành, địa phương giải ngân rất tốt nhưng có bộ, ngành, địa phương lại làm chưa tốt. Các nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật đã được Chính phủ đề ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ nghị quyết, chỉ thị, công văn đã được ban hành chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc và chưa phát huy được hiệu quả. Đội ngũ làm công tác xây dựng, kiểm tra rà soát hệ thống văn bản cũng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nguồn lực dành cho công tác xây dựng văn bản và tổ chức thực hiện pháp luật cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và cơ chế phân công trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chưa thật sự chặt chẽ và thiếu hiệu quả.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị chính phủ tiếp tục tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này. Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định rất rõ tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Nếu phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội phải tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi bổ sung, ban hành mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Cần phải thực hiện nghiêm nguyên tắc của việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đó là việc rà sát phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát, không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát và kịp thời xử lý kết quả rà soát, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục rà soát. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành cần tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu và xử lý có trách nhiệm, kịp thời đối với kiến nghị, đề xuất, ý kiến, kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện; Tiếp tục giải quyết dứt điểm các tồn tại đã được chỉ ra tại các kỳ rà soát và các kỳ giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Đề nghị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 43 ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, để từ đó tiếp tục đưa ra những giải pháp cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam 

Quan điểm của đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nêu rõ, nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện mà vướng mắc rất nhiều, nhất là đầu tư công. Ngoài việc cán bộ và công chức sợ sai, không dám làm, thì có thực tế là chính sách pháp luật vẫn còn cách hiểu luật chưa thực sự thống nhất, dẫn đến việc cán bộ hiểu luật theo một cách nhưng đoàn kiểm tra, giám sát thì hiểu theo một cách khác. Đại biểu Tạ Vă Hạ nêu ví dụ thực tế đối với xác định giá trị đất đai trong vụ án và các sai phạm, trong đó có những trường hợp xác định giá trị đất tại thời điểm khởi tố vụ án. Đây cũng là vấn đề Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kiến nghị trước Quốc hội là phải xác định tại thời điểm xảy ra vụ việc. Nhưng có nhiều vụ việc lại xác định tại thời điểm khởi tố vụ án, khởi tố vụ án sau mấy năm thì giá trị đất đã có nhiều thay đổi. Cho nên, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến đại bộ phận cán bộ bây giờ sợ và không dám làm. Đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị tổng rà soát  sự chồng chéo của văn bản pháp luật cần phải làm rõ, thống nhất cách hiểu, tránh hiểu nhiều cách khác nhau.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Xuân Thân, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà cho rằng, nguyên nhân của tình trạng cán bộ không dám làm, chính là quy định không rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, rà soát văn bản pháp luật gồm luật, nghị định, thông tư, cũng cần thống nhất để địa phương dễ hiểu, dễ thực hiện , tránh tình trạng địa phương hỏi trung ương thì không biết hỏi bộ nào để hiểu cho đúng để thực hiện  

Đại biểu Nguyễn Trường Giang, Đoàn Đắk Nông cho rằng việc tổng rà soát, nhận diện, chỉ rõ, xác định cụ thể những quy định trong các luật và văn bản dưới luật có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và những vấn đề vướng mắc gây khó khăn là rất cần thiết, bảo đảm khách quan. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Trường Giang mọi vấn đề khó khăn, vướng mắc đều quy cho hệ thống văn bản pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập dẫn đến đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm là không đúng mà vướng mắc cũng do công tác tổ chức thực hiện, do chậm ban hành văn hản quy định cho tiết, hướng dẫn thi hành một số nội dung, một số nhận định vướng mắc, bất cập về quan điểm và chính sách. Hiện Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo đổi mới quy trình lập pháp theo phương châm từ sớm, từ xa và trách nhiệm rõ ràng trong công tác phối hợp. Còn đối với các văn bản dưới luật đề nghị Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan sớm có kế hoạch sửa đổi để báo cáo với Quốc hội.

Hải Yến