CẦN THÁO GỠ CƠ CHẾ, ƯU TIÊN NGUỒN LỰC CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

27/10/2023

Đóp góp ý kiến tại kỳ họp thứ 6 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, nhiều đại biểu lo ngại về phân bổ nguồn lực cho các hoạt động thúc đẩy khoa học công nghệ vẫn thấp. Từ đó đề nghị, cần ưu tiên ngân sách cho các chương trình khó học công nghệ trọng điểm và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong hệ thống trường đại học.

THẢO LUẬN TỔ 7: NHIỀU VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐƯỢC CÁC ĐẠI BIỂU QUAN TÂM

THẢO LUẬN TỔ 10: TÁN THÀNH CHO PHÉP KÉO DÀI THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN HẾT NĂM 2024

Cần bố trí thêm nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 3 năm cho giáo dục đại học

Hiện nay, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của Việt Nam còn hạn chế; trung bình trong giai đoạn 2021 - 2023, mức này chỉ đạt 0,64% tổng chi ngân sách nhà nước mặc dù trong giai đoạn vừa qua, khoa học và công nghệ đã và đang thể hiện rõ vai trò tạo ra động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Đại biểu Lê Quân, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phân tích, mức chi cho khoa học công nghệ năm 2023 được khoảng 15.000 tỷ, trong đó, trung ương được khoảng 8800. Nếu nhìn phân bổ vốn trung hạn trong 3 năm tới vẫn theo đà này thì mỗi năm nguồn lực dành cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn rất thấp. Trong khi đó, theo đại biểu Lê Quân, nếu muốn đạt GDP với con số 500 tỷ đô, thì đầu tư cho khoa học, công nghệ ít nhất phải 0,5% con số đó thì mới thực sự đáp ứng được yêu cầu. Còn nếu với mức đầu tư như hiện nay, ngân sách Trung ương dành cho khoa học công nghệ bị chia nhỏ rất nhiều đề tài, rất khó có hiệu quả. Đại biểu Lê Quân đề nghị nên dành ngân sách ưu tiên cho các chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia thay vì chia nhỏ ngân sách cho rất nhiều chương trình.  

Đề cập đến việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, đại biểu Lê Quân bày tỏ lo ngại về bất cập trong cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học như hiện nay. Kinh nghiệm của một số quốc gia lớn thành công khi chuyển từ tự chủ tuyển sinh theo học phí sang giáo dục tinh hoa, siết chất lượng và nhà nước đầu tư học phí cũng như ngân sách đầu tư.

Với vai trò là người đứng đầu đại học Quốc gia, đại biểu Lê Quân rất lo ngại về cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ áp dụng như hiện nay, trong bối cảnh muốn phát triển thì phải thu hút nhân tài với mức lương phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực cao, chưa nói đến những điều kiện làm việc khác, trong khi ngân sách về cơ chế tự chủ hiện nay còn rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, đại biểu Lê Quân đề nghị, Quốc hội bố trí thêm nguồn lực trong 3 năm tới để các trường chuẩn bị đủ tâm thế cho vấn đề tự chủ tài chính.

Đề cập đến cải cách tiền lương đối với các trường đại học phải tự chủ, đại biểu Lê Quân cho rằng nếu các trường hiện nay chỉ áp dụng giải pháp giảm chi thường xuyên, trong khi chi đầu tư cũng chưa tương xứng thì các trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới. Rõ ràng với bài toán như hiện nay khi các trường gần như chỉ trông chờ vào mỗi nguồn học phí phát triển, trong khi tự chủ tài chính lại bị ràng buộc bởi các vấn đề sử dụng tài sản công, trong khi giáo dục đại học hiện nay đang là thị trường cạnh tranh rất mạnh mẽ. Nếu các trường đại học rơi vào khó khăn, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, dẫn tới năng suất lao động giảm, không đạt yêu cầu. Vì vậy trong kế hoạch trung hạn 3 năm thì cần ưu tiên nguồn lực cho giáo dục đại học.

Đại biểu Vương Quốc Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

Thúc đẩy đầu tư theo mô hình hợp tác công tư giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp

Đồng quan điểm với những trăn trở của đại biểu Lê Quân, đại biểu Vương Quốc Thắng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ cần quan tâm thực chất hơn, cụ thể hơn cho đầu tư giáo dục đại học thời gian tới, đặc biệt các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm.Trong báo cáo Chính phủ đề cập đến tập trung đào tạo 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn 2025 - 2030. Theo đại biểu Vương Quốc Thắng, để đạt được mục tiêu này, cần quan tâm đầu tư lớn hơn cho hai Đại học quốc gia để thực sự trở thành trụ cột trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học, dẫn dắt  hệ sinh thái, đổi mới sáng tạo quốc gia

Do đó, theo đại biểu Vương Quốc Thắng, vấn đề tự chủ đại học, Chính phủ cần quan tâm đặc biệt hơn và có giải pháp rất cụ thể, thực chất để phát huy được tự chủ đại học nhằm xây dựng được hệ thống các trường đại học phát triển bền vững và đóng góp vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển đội ngũ tri thức trong tình hình mới.

Đại biểu Vương Quốc Thắng cũng chỉ ra thực tế, hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học chưa được đánh giá đúng vai trò. Các cơ sở nghiên cứu khoa học trong các trường đại học còn thiếu cơ chế và đặc biệt là nguồn lực để phát huy hết tiềm năng vốn có của các cơ sở giáo dục đại học trong nghiên cứu khoa học. Hoạt động khoa học công nghệ ở địa phương thì vẫn chưa có nhiệm vụ khoa học công nghệ có tính đột phá liên vùng để triển khai ở quy mô lớn. Hoạt động kết nối cung cầu, chuyển giao công nghệ giữa các cơ quan nghiên cứu ở địa phương và doanh nghiệp thì chưa có số liệu cụ thể. Từ thực tế đó, đại biểu Vương Quốc Thắng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu và khẩn trương đề xuất cơ chế thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, đặc biệt thúc đẩy các starup và các Spin-off phát triển ở các trường đại học và cần đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ. Có các cơ chế đột phá hơn nữa trong việc chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động của thị trường khoa học công nghệ được sôi động hơn và cần phát triển cái hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.  Ngoài việc tập trung xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì cần thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ở các trường đại học, các trường nghề và tại các địa phương nhằm tạo chuỗi liên kết trong hệ sinh thái.

Theo đó, theo đại biểu Vương Quốc Thắng, đổi mới sáng tạo quốc gia cần xây dựng cái cơ chế thuận lợi hơn để thúc đẩy đầu tư theo mô hình hợp tác công tư giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp. Cơ chế dự nhiệm cho phép giảng viên, nhà nghiên cứu tham gia hoạt động có thời hạn tại doanh nghiệp và doanh nghiệp trả lương nhằm xây dựng các hoạt động mang lợi ích cho cả hai bên, cả cái cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở nghiên cứu giáo dục đại học và doanh nghiệp.

Hải Yến

Các bài viết khác