LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) CẦN BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ CƠ CHẾ HOÀN TRẢ ĐẤT SAU KHAI THÁC BAUXIT

18/08/2023

Theo quy hoạch khoáng sản đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/7/2023 thì nhu cầu đất cho khai thác bauxit đến sau năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 880-1400ha. Cùng với đó, diện tích đất sau khai thác được hoàn thổ hàng năm cũng tăng tương ứng. Đây là nguồn đất sạch có giá trị lớn để phục vụ bố trí tái canh, tái định cư, phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Tuy nhiên, hiện TKV đang gặp nhiều vướng mắc trong hoàn trả đất sau khai thác bauxit do vướng mắc tại Luật Đất đai. Vì vậy Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam(TKV) đề nghị cần bổ sung chính sách để hoàn thiện cơ chế hoàn trả đất sau khai thác bauxit để hài hoà lợi ích các bên trong sửa đổi Luật Đất đai.

SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI: CẦN CỤ THỂ HOÁ HƠN NỮA QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ, BỒI THƯỜNG, TÁI ĐỊNH CƯ

KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

Diện tích đất cần bồi hoàn sau khai thác Bauxít tăng

Theo TKV, căn cứ số liệu thực tế tại 2 mỏ bauxit Nhân Cơ và Tây Tân Rai, mỗi năm cần từ 150-200 ha đất để khai thác, trong đó tổng diện tích đền bù của hai mỏ đến nay đạt trên 1380ha, trong đó tại Lâm đồng trên 800ha và tại Đắk Nông trên 580ha trong đó, diện tích khai thác để sản xuất 1 triệu tấn alumin khoảng 110-140ha.

Đất sau khai thác bô xít được Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV thực hiện trồng keo ( ảnh minh hoạ)

Trong thời gian tới khi TKV đầu tư nâng công suất sản xuất alumin lên 4 triệu tấn/năm(giai đoạn đến năm 2030) và lên 8-10 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030 theo Quy hoạch khoáng sản đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 866 ngày 18/7/2023 thì nhu cầu đất cho khai thác bauxit sẽ tăng lên rất lớn với diện tích cần bồi thường/ 01 mỏ, phục vụ cho sản xuất alumin công suất 2 triệu tấn/năm khoảng 220-280ha đất/năm. Từ đó GPMB từ 440-560ha đất/năm giai đoạn đến năm 2030 và từ 880-1400ha/năm giai đoạn sau năm 2030. Theo đó, diện tích đất sau khai thác được hoàn thổ hàng năm cũng tương ứng. Đây là nguồn tài nguyên đất sạch có giá trị rất lớn để phục vụ bố trí tái canh, tái định cư để phát triển kinh tế xã hội các địa phương.

Lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cho biết, để nâng cao giá trị sử dụng đất, TKV đã phối hợp với các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông lập phương án sử dụng đất sau khai thác bauxit theo hướng rút ngắn thời hạn thuê đất. TKV bàn giao sớm diện tích đất đã khai thác quặng bauxit cho các tỉnh để ưu tiên bố trí cho tái định canh phục vụ cho các khu vực khai thác mỏ bauxit tiếp theo, nhằm phát huy giá trị sử dụng đất nông nghiệp, một phần để bố trí tái định cư và một phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo đánh gía, giải pháp này sẽ gia tăng quỹ đất để bố trí tái định canh(để bồi thường bằng đất cho các hộ dân giai đoạn khai thác tiếp theo, đáp ứng mong muốn tiếp tục phát triển nghề nông lâm nghiệp của ngừoi dân vùng dự án), đồng thời giảm chi phí bồi thường GPMB do giảm chi phí bồi thường về đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó có thể giảm chi phí bồi thường, GPMB( dự kiến giảm 1 tỷ đồng/ha), để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án sản xuất alumin; lại có quỹ đất với diện tích lớn để bố trí các dự án tái định cư theo hướng hình thành các khu đô thị, khu dân cư tập trung; Phần quỹ đất còn lại có thể nghiên cứu sử dụng để triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội khác; Đảm bảo hài hoà giữa công nghiệp khai thác, chế biến bauxit với các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, lâm nghiệp.

Ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam 

Cần bổ sung cơ chế hoàn trả đất sau khai thác quặng bauxit trong Luật Đất đai (sưả đổi), hài hoà lợi ích doanh nghiệp, ngừoi dân và địa phương

Tuy nhiên, theo lãnh đạo TKV, việc trỉển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khai thác quặng bauxit đang gặp nhiều vướng mắc do quy định của pháp luật về đất đai chưa phù hợp với thực tiễn và đặc trưng của các mỏ bauxit. Trong đó TKV chỉ rõ Luật đất đai chưa có quy định cụ thể để sử dụng đất sau khai thác bauxit có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và mong muốn của ngừoi dân(ưu tiên sử dụng quỹ đất sau khai thác để bố trí tái định canh, tái định cư; cho các hộ dân trong diện tích thu hồi đất phục vụ khai thác bauxit). Cùng với đó, Luật cũng chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính đối với việc bàn giao sớm diện tích đất đã khai thác quặng bauxit cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV(cụ thể là  số tiền TKV đã ứng trước để bồi thường, GPMB, việc hạch toán phần quyết toán giá trị TKV được hoàn trả (từ tiền sử dụng đất thu được) trong giai đoạn thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo diện tích khai thác hàng năm khi các dự án đầu tư đã thực hiện xong và đã được phê duyệt quyết toán.

Từ vướng mắc đó, để phát triển bền vững lĩnh vực Bauxit, alumin và nhôm theo chỉ đạo của Bộ chính trị và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên cũng như phù hợp với nguyện vọng của ngừoi dân được nhận lại đất sau khai thác, đồng thời bảo toàn vốn mà doanh nghiệp đã ứng trước theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Tập đoàn than và khoáng sản (TKV) kiến nghị, bổ sung đối tượng bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất đối với ngừoi sử dụng đất, trả lại đất trước thời hạn tại khoản 2, Điều 82 của dự thảo Luật Đất đai theo hướng: “Ngừoi sử dụng đất giảm hoặc không có nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất. Ngừoi sử dụng đất trả lại đất theo đề nghị của địa phương vì mục đích phát triển kinh tế xã hội địa phương công cộng”

Theo TKV, để có cơ chế thực hiện theo đề xuất bổ sung tạo Khoản 2, Điều 82, TKV cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 106 của Dự thảo Luật Đất đai theo hướng :“ Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển Kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, địa phương và công cộng theo quy định tại Điều 78,79 và khoản 2, Điều 82. Đồng thời bổ sung thêm điểm f, khoản 2, Điều 106 về trường hợp không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm thêm loại đất được ngừoi sử dụng đất, trả lại theo đề nghị của địa phương, vì mục đích phát triển kinh tế xã hội quy định tại Khoản 2 điều 82 của Luật này.

TKV nhận định, với những vướng mắc đang gặp phải, việc Luật Đất đai ( sửa đổi) lần này, bổ sung thêm quy định về bồi hoàn đất sau khai thác Bauxit sẽ đảm bảo tính công bằng, tránh lãng phí tài nguyên, khuyến khích tổ chức, cá nhân tự nguyện bàn giao sớm, một phần diện tích đất đã thực hiện xong khai thác khoáng sản cho địa phương, để phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngoài ra, điều này sẽ giúp TKV đảm bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai dự án.

Thêm vào đó, quy định về việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại Khoản 2 Điều 90 là:“Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Đối với hộ gia đình có nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc đất ở”. Theo TKV, quy định như vậy sẽ không phù hợp đối với loại đất cần bồi hoàn sau khai thác khoáng sản, việc bồi thường về đất sẽ hạn chế việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất thu hồi, trường hợp đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi thì không được bồi thường về đất. Do vậy, để có cơ sở pháp lý cho việc tái sử dụng những khu đất đã khai thác, tránh lãng phí tài nguyên đất đai, thông qua việc sử dụng quỹ đất đã khai thác để đền bù cho ngừoi dân có đất bị thu hồi để ở, hoặc canh tác, TKV đề nghị sửa đổi theo hướng, việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng hoăc khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

Ngoài ra, TKV đề nghị bổ sung khoản 4, Điều 90 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng là: “ Nhà nước xem xét hỗ trợ bố trí tái định cư hoặc bồi thường về đất trên cơ sở quỹ đất sau khai thác của chu kì trước để phục vụ cho các chu kỳ tiếp theo, đối với hoạt động khai thác khoáng sản mà diện tích sử dụng đất lớn, khai thác cuốn chiếu hoặc có chu kỳ khai thác ngắn để tránh lãng phí tài nguyên đất với các mỏ khai thác( bauxit, Titan, Cromit..)

Làm rõ thêm kiến nghị, ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc TKV cho biết, hiện TKV đang rất vướng trong cơ chế hoàn trả đất này, để có nguồn lực cho tập đoàn triển khai dự án tiếp theo. TKV trên quan điểm kiến nghị sửa đổi quy định trong dự thảo Luật Đất đai nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích địa phương, doanh nghiệp, người dân, bởi vì chưa rõ cơ chế thu hồi đất sau khai thác bauxit, nên nhiều địa phương không có ngân sách thì không thể chủ động thu hồi. Còn nếu hiện để doanh nghiệp chủ động xử lý loại đất này thì cần phải có cơ chế hạch toán chi phí cụ thể cho doanh nghiệp với dự án đã kết thúc đầu tư. Vì vậy, TKV kiến nghị được đưa vào hạch toán chi phí sản xuất, trong khi địa phương không đủ kinh phí bồi hoàn lại cho doanh nghiệp. Nếu phương án đất đổi đổi, để đảm bảo lợi ích hài hoà, thì doanh nghiệp chỉ bồi thường vào chi phí hoa màu trong thời gian nhất định nào đó để đảm bảo cho người dân không bị thiệt khi nhận lại đất hoàn thổ để tái định canh. Điều này, đảm bảo lợi ích 3 nhà, địa phương không phải trả tiền, người dân vẫn có đất để sản xuất, doanh nghiệp không phải bỏ quá nhiều tiền ra giải phóng mặt bằng.

Đồng tình với kiến nghị của TKV, ông Đỗ Hữu Huy, Phó Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, những kiến nghị của TKV xuất phát từ thực tế và rất cần được xem xét bổ sung, chỉnh sửa trong dự thảo Luật Đất đai, Anh Huy uỷ ban quản lý vốn : Đất không hiệu quả, đất không có nhu cầu sử dụng tại các địa phương, trong đó bổ sung rõ tiêu chí và cơ quan chịu trách nhiệm xác định loại đất giao doanh nghiệp và không còn nhu cầu sử dụng như loại đất cần bồi hoàn sau khai thác bauxit như TKV đã kiến nghị. Vấn đề này cần quy định rõ trong Luật, thì sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và địa phương trong việc hoàn trả đất  để phát triển kinh tế xã hội địa phương sau này.

Thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội làm việc với TKV

Tiếp thu ý kiến của TKV, cũng như lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thường trực Uỷ ban Kinh tế bày tỏ đồng tình với kiến nghị của TKV, cho rằng đây là kiến nghị rất xác đáng, xuất phát từ thực tiễn bởi muốn đưa đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thì Dự thảo Luật Đất đai (sưả đổi) cần tiếp tục được bổ sung theo hướng bao quát hơn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng. Điều này, cần nghiên cứu đồng bộ với cả Luật Thuế và Luật ngân sách để tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp trong thực hiện GPMB dự án với loại đất cần bồi hoàn sau khai thác bauxit.

Hải Yến