QUỐC HỘI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trước đó, nội dung quan trọng này đã được xem xét, thảo luận tại tổ cũng như nhiều phiên họp, hội nghị, hội thảo. Tại diễn đàn Quốc hội, đa số các đại biểu cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế. Việc sửa đổi luật này sẽ bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng; tăng cường sự an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD); tạo cơ chế xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các TCTD.
Tuy nhiên, theo các đại biểu dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới chỉ tập trung nhiều vào xử lý những vấn đề bất cập chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước, các nội dung về tăng cường năng lực quản trị, điều hành của các ngân hàng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cần được hoàn thiện thêm, nhất là để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, cần quan tâm hơn đến việc thúc đẩy phát triển thị trường ngân hàng bền vững, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh.
Toàn cảnh phiên họp
Liên quan về tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, một số ý kiến đại biểu chỉ ra rằng, dự thảo Luật có nội dung liên quan đến nhiều luật khác, trong đó có một số luật đang trình Quốc hội cho ý kiến như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…Và các luật trình Quốc hội xem xét thông qua như Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng....
Do đó, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tính khả thi, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của Luật, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật. Đồng thời, cần rà soát các quy định có liên quan tại các FTA khác như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Đại biểu Cầm Hà Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ
Tham gia đóng góp ý kiến về dự án luật này, đại biểu Cầm Hà Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho biết, về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, khoản 2 Điều 91 của dự thảo luật quy định, tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Đại biểu cho rằng, việc sử dụng cụm từ “theo quy định của pháp luật” khiến cho trong xử lý vụ việc, các cơ quan chức năng thực thi pháp luật như công an, kiểm sát, tòa án không biết nên áp dụng pháp luật về tín dụng ngân hàng hay theo pháp luật về dân sự. Đại biểu đề nghị cần bỏ cụm từ “theo quy định của pháp luật” để khắc phục hạn chế này.
Một số ý kiến cũng cho rằng, quy định về “người có liên quan” tại dự thảo Luật chưa thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán có thể dẫn đến vướng mắc trong triển khai thực hiện. Trên thực tế, sự chưa thống nhất này rất có thể sẽ phát sinh trường hợp người kê khai không biết mình có quan hệ với những người liên quan như con riêng của vợ hoặc chồng; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha... Do đó, các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát hoàn thiện quy định này và các quy định về hạn chế đối với từng đối tượng người có liên quan để bảo đảm quyền lợi của người dân trong việc tham gia các hoạt động kinh tế cũng như tránh tình trạng vô tình rơi vào các quy định cấm này.
Về nội dung ngân hàng chính sách, có ý kiến đại biểu nêu rõ, việc quy định về ngân hàng chính sách tại dự thảo Luật là cần thiết nhằm xác định rõ ràng địa vị pháp lý, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động, phát triển bền vững các ngân hàng này.
Tuy nhiên một số ngân hàng chính sách có những đặc thù riêng và thực hiện những nội dung, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như mục tiêu, mô hình hoạt động, quản trị, điều hành, cơ chế quản lý tài chính, các chỉ tiêu an toàn vốn, tổ chức lại, giải thể... để Chính phủ có cơ sở quy định chi tiết; bổ sung, hoàn thiện các quy định về ngân hàng chính sách, bảo đảm không vướng mắc và đủ căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm, dự thảo Luật hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu số hóa sản phẩm, dịch vụ, cách thức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số do việc các quy định hiện tại đang được viết theo hướng đưa các quy trình giấy hiện tại lên phương thức online/điện tử, không phù hợp với công nghệ và số hóa.
Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, việc xử lý nợ xấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém muốn nhanh chóng và hiệu quả, cần phải đảm bảo được hai yếu tố: có đủ nguồn lực và thời gian xử lý phải nhanh.
Theo đại biểu nếu tiếp tục với các nội dung hiện tại, cơ chế và khung pháp lý xử lý nợ xấu, tổ chức tín dụng yếu kém sẽ không cải thiện được về cơ bản. Do đó, đại biểu đề xuất: trong luật cần có quy định và sau đó Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách và điều chỉnh các pháp luật liên quan về cơ chế tài chính, nguồn và ngân sách năm; quy định cụ thể pháp điển hóa cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu đãi hỗ trợ xử lý nợ xấu; có cơ chế tạo lập và phát triển được thị trường mua bán nợ xấu; cần bổ sung điều cấm và chế tài đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân là khách hàng để xảy ra nợ xấu, làm cho việc xử lý nợi xấu bị khó khăn, kéo dài;…
Quan tâm tới quy định về ngân hàng chính sách, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa cho biết, dự thảo Luật có nhiều nội dung quy định điều chỉnh hoạt động của hai ngân hàng chính sách đề vượt quá thẩm quyền của Chính phủ. Do đó, cần phải cụ thể hóa và luật hóa trong dự thảo để đảm bảo căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện các chương trình tín dụng.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu quan điểm, việc tiếp cận công cụ hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng khi hoạt động của ngân hàng chính sách phát sinh khó khăn tạm thời hay khi thường xuyên ban hành các chương trình tín dụng chính sách tại các luật chuyên ngành sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong hình thức cũng như đối tượng hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu giao Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết sau khi luật được thông qua sẽ không đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh tất cả những chương trình này.
Đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là hoạt động của ngân hàng hợp tác xã tại Điều 116, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, quy định này kế thừa quy định của luật hiện hành. Tuy nhiên, dự thảo Luật quy định ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh theo quy định tại Mục 2, Chương IV của luật này sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận văn bản, đại biểu cho rằng quy định này là chưa rõ ràng. Do đó đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn các hoạt động được phép của ngân hàng hợp tác xã ngay tại dự thảo Luật để đảm bảo sự tường minh cũng như tính hiệu quả, khả thi khi cấp phép thực hiện các hoạt động này.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm, dự thảo Luật hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu số hóa sản phẩm, dịch vụ, cách thức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số do việc các quy định hiện tại đang được viết theo hướng đưa các quy trình giấy hiện tại lên phương thức online/điện tử, không phù hợp với công nghệ và số hóa.
Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, việc xử lý nợ xấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém muốn nhanh chóng và hiệu quả, cần phải đảm bảo được hai yếu tố: có đủ nguồn lực và thời gian xử lý phải nhanh.
Theo đại biểu nếu tiếp tục với các nội dung hiện tại, cơ chế và khung pháp lý xử lý nợ xấu, tổ chức tín dụng yếu kém sẽ không cải thiện được về cơ bản. Do đó, đại biểu đề xuất: trong luật cần có quy định và sau đó Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách và điều chỉnh các pháp luật liên quan về cơ chế tài chính, nguồn và ngân sách năm; quy định cụ thể pháp điển hóa cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu đãi hỗ trợ xử lý nợ xấu; có cơ chế tạo lập và phát triển được thị trường mua bán nợ xấu; cần bổ sung điều cấm và chế tài đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân là khách hàng để xảy ra nợ xấu, làm cho việc xử lý nợi xấu bị khó khăn, kéo dài;…