PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN DỰ KỲ HỌP THỨ TÁM, HĐND TP.HỒ CHÍ MINH

07/12/2022

Sáng 07/12, tại Tp.Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ Tám, HĐND Tp.Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN DỰ DIỄN ĐÀN VĂN HOÁ VỚI DOANH NGHIỆP 2022

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi với các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ Tám, HĐND Tp.Hồ Chí Minh 

Tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; cùng Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND TP, Đoàn ĐBQH TP; lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP Hồ Chí Minh…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, các doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân TP trong năm 2022; khẳng định, những thành tựu TP đạt được có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với TP mà tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Năm 2022, thu ngân sách của Tp.Hồ Chí Minh ước đạt 457.500 tỷ đồng, bằng 118,35% dự toán được giao và tăng 17,05% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa ước đạt 294.500 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 9,03%; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đã đạt hơn 141 triệu đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 120 tỷ USD.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, trong thành công chung của TP có sự đóng góp tích cực của HĐND TP, đã kế thừa, phát huy, bám sát sự lãnh đạo của Thành ủy, đồng hành cùng UBND; có nhiều đổi mới, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn TP ứng phó với dịch bệnh và phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19; cùng với sự đóng góp trí tuệ, trách nhiệm cao của Đoàn ĐBQH TP, hoạt động của HĐND TP được hiệu quả, thực chất, thiết thực hơn; công tác chuẩn bị các kỳ họp rất bài bản, chu đáo, kỹ lưỡng; chất lượng các Nghị quyết được nâng lên, kịp thời, khả thi, sát với thực tiễn. Phương thức tổ chức giám sát được cải tiến; thông tin tuyên truyền được chú trọng, vai trò của HĐND ngày càng được khẳng định.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp

Trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh cũng như cả nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, TP cần nắm chắc, kịp thời thể chế hóa, triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đặc biệt là những nội dung rất quan trọng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quán triệt tại 5 Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của 5 Vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi, nắm tình hình khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của từng đơn vị cấp huyện, cấp xã, để tháo gỡ kịp thời, nhất là những vấn đề cấp bách của TP; tập trung cao độ để phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, kiên quyết cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân để điều chuyển cho các dự án có tỷ lệ giải ngân cao, tập trung đầu tư cho phát triển. Mặt khác, TP cần tiếp tục nêu cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương công vụ của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đề cập đến nhiệm vụ của HĐND TP, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, HĐND TP cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động; thực hiện thật tốt vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Mỗi đại biểu phải luôn gần dân, sát dân hơn, để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, phối hợp giải quyết kịp thời, thấu đáo ý kiến của Nhân dân. Chủ động phối hợp cùng Đoàn ĐBQH TP trong giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội bảo đảm nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả cao. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP để thực hiện tốt việc giám sát, phản biện xã hội đối với những quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội trên địa bàn.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Tp.Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc Kỳ họp ​​​​​​

Trước đó, trong phát biểu khai mạc Kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, Kỳ họp sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung, trong đó có việc đánh giá tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, biên chế - tổ chức trong những năm tới.

Quang cảnh Kỳ họp thứ Tám, HĐND Tp.Hồ Chí Minh Khoá X

Trong đó có nội dung về Kế hoạch đầu tư công năm 2023 về một số dự án cấp bách như: triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài; quyết định chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sửa chữa, trùng tu một số di tích; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, quận 5… Đồng thời, kỳ họp này cho ý kiến về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn và nhiều nội dung quan trọng khác.

Chủ tịch HĐND TP đề nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích sâu sắc bối cảnh, tình hình, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất, quyết định các định hướng lớn, góp phần tạo sự thay đổi, chuyển biến tích cực, toàn diện nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn TP.

Phó Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Tp.Hồ Chí Minh năm 2022

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Tp.Hồ Chí Minh năm 2022, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cho biết, năm 2022 dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội thành phố phục hồi mạnh mẽ và có nhiều điểm sáng. Việc thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025 tiếp tục phát huy tác dụng, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Các cơ chế, chính sách dành cho thành phố tiếp tục được thực hiện rộng rãi và tạo động lực để Tp.Hồ Chí Minh phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt là Nghị quyết 54 của Quốc hội, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị trên thành phố và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và TP Thủ Đức.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Kỳ họp

thách thức. Theo đó, kinh tế TP có độ mở lớn, chịu tác động trực tiếp trước các biến động của tình hình quốc tế; thị trường tài chính, tiền tệ đối mặt với áp lực ngày càng tăng, các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản suy giảm. Do đó, năm 2023, Tp.Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giữ vững ổn định, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế; ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, duy trì và tăng trưởng, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. UBND Tp.Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện chủ đề năm 2023 là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. TP cũng đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 nhằm thực hiện tốt chủ đề năm và phát triển kinh tế - xã hội. 

(Theo Báo Đại biểu nhân dân)