QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 19/10/2022

19/10/2022

"Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, chỉ đạo Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên thứ nhất Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử; Tổng Thư ký Quốc hội thông báo kết luận của UBTVQH tại phiên họp thứ 16…" là những thông tin nổi bật về hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong ngày hôm nay (19/10/2022).

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 18/10/2022

* Ngày mai, thứ Năm, ngày 20/10/2022, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Trước giờ khai mạc kỳ họp, vào 07 giờ 15 phút, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào 08 giờ 00 phút, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Vào 9 giờ 00 phút sáng cùng ngày, Quốc hội họp Phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: THÔNG CÁO BÁO CHÍ PHIÊN KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XV

* Sáng nay (19/10), tại thành phố Bắc Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ tư. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp.


Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm, sáng tạo, kịp thời trong hoạt động của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Mặc dù khối lượng công việc lớn, các lĩnh vực phụ trách rộng, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn đầu năm, nhưng Ủy ban đã tiếp tục có nhiều nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực phụ trách.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN DỰ PHIÊN HỌP TOÀN THỂ CỦA ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC

* Chiều cùng ngày tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Hội đồng Dân tộc.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm trong hoạt động của Hội đồng Dân tộc. Mặc dù dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn đầu năm, nhưng Hội đồng Dân tộc tiếp tục có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhấn mạnh các nội dung Hội đồng Dân tộc thảo luận tại Phiên họp toàn thể lần này là rất quan trọng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các các đại biểu tổ chức thảo luận kỹ lưỡng, chất lượng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN DỰ VÀ PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO PHIÊN HỌP TOÀN THỂ LẦN THỨ 5 CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC

* Cũng trong sáng nay (19/10), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử.

Toàn cảnh phiên họp.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội thời gian qua dù bộn bề công việc nhưng đã tích cực, chủ động, khắc phục khó khăn để triển khai một số ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng thời đề nghị trong quá trình xây dựng Đề án quan tâm lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để bảo đảm chất lượng tốt nhất Đề án và sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ NHẤT BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ

* Ngày mai, 20/10 là ngày khai mạc Kỳ họp thứ 4, cũng là kỷ niệm 92 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam. Thời gian qua, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội đã trở thành một trong những lực lượng mũi nhọn trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, thể hiện bản lĩnh chính trị, vai trò, trí tuệ... góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội vào tiến trình phát triển chung của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam

Sau hơn 7 thập kỷ, Quốc hội ta đã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số đại biểu nữ tham gia Quốc hội ngày càng nhiều và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Kế thừa truyền thống quý báu, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên được thành lập trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII đã đánh dấu sự nỗ lực và phát triển không ngừng của đại diện nữ giới trong Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NHÓM NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ, BẢN LĨNH, ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG VÀO TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

* Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nhận định, vai trò của các nữ đại biểu Quốc hội đã được phát huy rất tốt. Đặc biệt, các nữ đại biểu Quốc hội đã tích cực nghiên cứu tài liệu, có sự hiểu biết sâu sắc, có nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng cao tại các Phiên họp, đóng góp rất nhiều cho các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội.

Các nữ đại biểu Quốc hội thảo luận bên lề Phiên họp 

Trong quá trình hoạt động, các nữ đại biểu Quốc hội đã không ngừng nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng hoạt động nghị trường. Qua quan sát, các nữ đại biểu thường xuyên gắn bó, gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhiều vấn đề bức xúc trong thực tiễn đã được các nữ đại biểu phát hiện và nêu vấn đề tại nghị trường. Trên diễn đàn Quốc hội, đặc biệt trong các Phiên thảo luận cũng như chất vấn, nhiều nữ đại biểu đã có những phát ngôn rất mạnh mẽ, trách nhiệm và chất lượng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: HOẠT ĐỘNG CỦA NỮ ĐBQH NGÀY CÀNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA QUỐC HỘI

* Đánh giá cao những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội thời gian qua, đặc biệt từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, nhiều cử tri tin tưởng, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ thành công tốt đẹp, đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số cử tri và Nhân dân cả nước.

Cử tri bày vui mừng bởi tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh​.

Cử tri bày vui mừng bởi tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh của người dân như Luật Đất đai (sửa đổi), công tác phòng chống tham nhũng, tình hình trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cử tri và Nhân dân rất phấn khởi, Quốc hội ngày càng đổi mới, đặc biệt công tác giám sát đã lựa chọn những vấn đề bức thiết trong thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CỬ TRI ĐÁNH GIÁ CAO QUỐC HỘI ĐỒNG HÀNH VỚI CHÍNH PHỦ, VÌ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN

* Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV khai mạc vào sáng ngày mai 20/10, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các tổ chức, cá nhân có liên quan, dự thảo Luật do Chính phủ trình có nhiều điểm mới nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật hiện hành,...

Xem nội dung chi tiết tại đây: 09 ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TẠI DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG SỬA ĐỔI

* Một trong những dự Luật nhận được sự quan tâm tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tới là Luật Dầu khí (sửa đổi). Đây là Luật chuyên ngành, nhiều nội dung khó. Qua thực tiễn thi hành Luật, bên cạnh kết quả tích cực, hoạt động dầu khí cũng phát sinh vướng mắc cần sửa đổi.

Nhận định của một số chuyên gia, thực tế cho thấy, có vấn đề đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được quy định trong Luật Dầu khí để nâng cao hiệu lực thi hành và đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với các Luật khác như Luật Đầu tư, Luật quản lý Vốn Nhà nước, Luật Đấu thầu…

Xem nội dung chi tiết tại đây: BÁM SÁT MỤC TIÊU TRONG HOÀN THIỆN DỰ ÁN LUẬT DẦU KHÍ (SỬA ĐỔI)

* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có các văn bản Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung được thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 16:

Tại phiên họp thứ 16, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4

- Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo số 1546/TB-TTKQH Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với Báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội và đánh giá cao công tác chuẩn bị của Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về dự kiến chương trình và cách thức tổ chức kỳ họp thứ 4.

Xem nội dung chi tiết tại đây: UBTVQH ĐÁNH GIÁ CAO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XV CỦA TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VPQH

Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

- Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 1551/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 16 về nội dung đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình và đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Năm 2022, vượt qua khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ; được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA UBTVQH VỀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2022, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

* Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng vừa phối hợp với Ban Tiếp dân Trung ương chủ trì buổi tiếp công dân đột suất tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.

Tại buổi tiếp, đại diện của gần 400 doanh nghiệp tại TP. Hải Phòng đã trình bày những kiến nghị liên quan đến quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng của Công ty TNHH MTV quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hơn 40.000 người lao động. Vui mừng, kỳ vọng là cảm nhận của những người dân này khi đến với buổi tiếp công dân.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BAN DÂN NGUYỆN TIẾP CÔNG DÂN: NHIỀU VẤN ĐỀ NỔI CỘM ĐƯỢC NGƯỜI DÂN KIẾN NGHỊ

* Chiều ngày 19/10, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có buổi khảo sát thực tiễn tại tỉnh Thái Nguyên.

Tại buổi khảo sát, các đại biểu đánh giá cao vai trò của Luật Cư trú năm 2020 với những quy định mới nhằm đảm bảo tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân; tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư. Đồng thời, giảm thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú và đổi mới phương thức quản lý cư trú. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra một số bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật, như: Các cơ sở dữ liệu hộ tịch, dân cư chưa có sự đồng bộ, kết nối chia sẻ dữ liệu…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN PHÁP LUẬT KHẢO SÁT VIỆC TRIỂN KHAI LUẬT CƯ TRÚ TẠI THÁI NGUYÊN

* Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Quan tâm tới dự luật, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và pháp luật cho rằng, cần bổ sung quy định trong dự thảo Luật về giải quyết các sai sót trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và pháp luật.

PGS.TS Phạm Hữu Nghị kiến nghị cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hộ gia đình theo hướng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cần phải ghi rõ số lượng, tên các thành viên của hộ gia đình; căn cứ xác định các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ về tài sản và là chủ thể của giao dịch dân sự, có sự phân loại đối với những người có tên trong sổ hộ khẩu nhưng không có quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS. TS PHẠM HỮU NGHỊ: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT CÁC SAI SÓT TRONG GIẤY CNQSD ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

* Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV mang khối lượng công việc rất lớn, xem xét rất nhiều nội dung quan trọng, thể hiện vị trí, vai trò của Quốc hội trên 3 mặt công tác (lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước). Trong tâm thế này, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trước đất nước và tỉnh nhà.

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Trước kỳ họp thứ 4, thay vì tiếp xúc cử tri theo đơn vị ứng cử, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đã sắp xếp để ĐBQH Trung ương và địa phương gặp gỡ cử tri ở các địa bàn khác và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ quá trình trao đổi, nắm bắt ý kiến của các cử tri và kiến nghị của địa phương, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang sẽ thể hiện trọng trách nhân dân giao phó...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH AN GIANG: CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO KỲ HỌP THỨ 4, QUỐC HỘI KHÓA XV

Trọng Quỳnh