SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI: NÔNG DÂN PHẢI ĐƯỢC THAM GIA VÀO GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI
GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỪNG VÙNG, MIỀN
Hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc thiểu sốm - khó thực hiện
Thực tế, qua giám sát của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu Quốc gia tại các tỉnh miền núi, đặc biệt vùng khó khăn, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất khó thực hiện. Đơn cử tại tỉnh Gia Lai, để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào, tỉnh đã thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Mặc dù, đến nay, tỉnh Gia Lai đã xây được 89 ngôi nhà và hỗ trợ đất sản xuất 6 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Gia Lai đặt mục tiêu năm 2023 sẽ giải quyết khoảng 50% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Gia Lai cho biết trong quá trình triển khai thực tế, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn do nhiều hộ thuộc diện thụ hưởng có đất ở nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó phân bổ nguồn vốn thực hiện. Đối với việc hỗ trợ đất sản xuất, nhiều địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo nên không thực hiện giải ngân được vốn đã giao.
khó khăn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện thụ hưởng (Ảnh minh hoạ)
Chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn quy dịnh về chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đồng nhất với chính sách thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia
Nhận định đây không phải là khó khăn riêng với tỉnh Gia Lai mà rất nhiều địa phương miền núi khó khăn trong cả nước, dù đây là chính sách luôn đuọc Đảng và Nhà nước quan tâm, nhưng triển khai đã nhiều năm vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn.
Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
Tiếp tục góp ý về nội dung này trong Luật đất đai (sửa đổi), Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhấn mạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần cụ thể hơn nữa bởi quy định là vậy nhưng chủ trương có đi vào cuộc sống hay không lại là chuyện khác, bởi đồng bào dân tộc thiểu số hầu hết là đối tượng yếu thế, hộ nghèo.
Vì vậy, vấn đề đại biểu Trương Xuân Cừ băn khoăn chính là nguồn quỹ đất lấy ở đâu để giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện; bởi hiện nay nguồn gốc đất chủ yếu là từ các nông, lâm trường nhưng nguồn đất này tại nhiều địa phương đang cho thuê hay sử dụng mục đích khác khác là rất lớn, vậy nếu giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh liệu có thực hiện được không? Nhất là trong bối cảnh hàng chục năm nay, rất nhiều nghị quyết ra đời để thu hồi lại đất nông lâm trường để phục vụ sản xuất nhưng không thực hiện.
Đại biểu Trương Xuân Cừ nhấn mạnh, hiện sai phạm liên quan đến đất lâm trường chuyển đổi thành đất ở rất lớn. Vì vậy, sửa luật đất đai lần này cần quy định rất rõ vai trò của Chính phủ trong việc quy hoạch và phân bổ đất cho đồng bào nếu Chính phủ không quyết liệt trong việc xác định nguồn đất và giải quyết triệt để vấn đề này theo tinh thần của Nghị quyết 18 thì chính sách này vẫn còn khó khăn
Đại biểu Trương Xuân Cừ đề nghị, điều 17 cần làm rõ hơn vai trò quản lý Nhà nước với Nguồn gốc quỹ đất từ nông lâm trường, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc theo hướng không được mua bán nguồn đất này. Bởi nếu không quy định chặt chẽ sẽ là cơ hội cho các chủ đất hợp thức hoá loại đất này và cuối cùng đồng bào vẫn trắng tay. Theo đại biểu Trương Văn Cừ cần đưa quản lý đất sản xuất của đồng bào vào chính sách quản lý đặc biệt, không được mua bán, trao tặng.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quàng Văn Hương
Cũng góp ý cho nội dung này, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quàng Văn Hương cho rằng, vấn đề quản lý, phân giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số không dễ, nên Điều 17 cần quy định theo hướng xác định rất rõ địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách; Cần thống nhất đối tượng là hộ nghèo trong phạm vi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí, địa bàn đã quy định tại 3 chương trình mục tiêu Quốc gia về “xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”
Đề cập đến khía cạnh khác tại Điều 17 là chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước để đồng bào yên tâm sản xuất, Đại biểu Quàng Văn Hương cho rằng, theo Thông tư 02, hiện mức hỗ trợ rất thấp so với thực tế đồng bào phải đầu tư để sản xuất, nên không mấy người mặn mà xin đất. Do vậy, để thực hiện hiệu quả chủ trương này, sửa đổi điều 17 cần tiếp tục rà soát, quy định theo hướng phân định đối tượng, để xác định đối tượng nào được Nhà nước hỗ trợ một phần, đối tượng nào được hỗ trợ toàn phần.
Đại biểu Quàng Văn Hương cũng đặt vấn đề, Để giải quyết quỹ đất sản xuất cho đồng bào ở các địa phương thì cơ chế nào thu hồi quỹ đất nông lâm trường hiện đang sử dụng sai mục đích? Nghiên cứu thủ tục thu hồi thế nào khi hiện giá đất đã cao hơn rất nhiều so với giá quy định nhà nước thời kỳ trước? Liệu có thực hiện được không khi theo số liệu tổng hợp của Ủy ban Dân tộc hiện còn hơn 210.000 hộ thiếu đất sản xuất. Theo đại biểu Quàng Văn Hương, để đảm bảo quy định mang tính khả thi, ban soạn thảo cần tính toán quy định để hài hòa trong các chính sách tổng thể của Luật và Chính sách đang thực hiện.
Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang
Đồng quan điểm với đại biểu Quàng Văn Hương, đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cũng cho rằng cần xác định ranh giới giữa địa bàn đặc biệt khó khăn bởi đây là vùng tập trung hộ nghèo và cận nghèo cao. Đề nghị thiết kế theo hướng phân định vùng khó khăn theo mức độ vùng 1, vùng 2, vùng 3, để không bỏ lọt đối tượng. Nhưng quan điểm của đại biểu Ma Thị Thuý, cho rằng nên mở rộng phạm vi xác định thêm đối tượng hộ cận nghèo vì thực tế giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo ranh giới rất mong manh, đặc biệt tại vùng đặc biệt khó khăn.
Giải trình thêm về những điều chỉnh căn bản tại Điều 17, trong lần tiếp thu, bổ sung mới nhất, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Ban soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, để thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc bởi đây là chính sách Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhưng quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong quá trình nghiên cứu, Luật Đất đai sưả đổi đã tính toán xây dựng chính sách ở cả 4 khía cạnh là Nguồn lực, Quỹ đất, Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và Trách nhiệm của Người sử dụng đất.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân
Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa quy định tại Điều 17 theo hướng toàn diện hơn thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đối với chính sách giao đất ở, đất sản xuất, dự thảo Luật quy định rõ giao đất, cho thuê đất lần đầu và tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho ĐBDTTS không còn đất hoặc thiếu đất nông nghiệp so với hạn mức sau khi đã được giao đất, cho thuê đất lần đầu.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân khẳng định, Điều 17 gần như đã sửa toàn bộ, đồng thời sửa bổ sung 3 khoản Điều 13 và với 3 khoản Điều 12 các hành vi cấm chuyển đổi loại đất này. Theo đó có 3 hành vi nghiên cấm. Một là hành nghiêm cấm hành vi của cơ quan, người tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đối với quỹ đất đã xác định đó là quỹ đất dành cho phục vụ cho chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số mà giao cho các không đúng đối tượng. Thứ hai, nghiêm cấm người có đất được Nhà nước thực hiện ược giao đất cho thuê lần hai rồi mà vẫn tiếp tục chuyển nhượng. Thứ ba, nghiêm cấm các đối tượng không phải là người đồng bào dân tộc, không phải là đối tượng nhận chuyển nhượng đối với quỹ đất này mà lại nhận chuyển nhượng từ nhóm khác. Theo đó, đã quy định xử phạt theo Nghị định xử lý vi phạm hành chính tại Điều 81, tạo sự răn đe, đảm bảo thực thi quỹ đất hiệu quả.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, đối với việc đảm bảo quỹ đất cho đồng bào, với câu hỏi đại biêủ đặt ra là lấy quỹ đất từ đâu? Tại Điều 79, ban soạn thảo đã thiết kế thêm một cái khoản, đó là trong các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc phòng, an ninh công cộng, thì có thêm khoản “Vì mục đích đảm bảo quỹ đất cho thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào”. Ở Điều 118, về quản lý đất nông, lâm trường, Ban soạn thảo cũng đã rà soát và chỉnh sửa quy định theo hướng giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động chỉ đạo, rà soát và dành một cái quỹ đất cho đồng bào và trong kế hoạch sử dụng đất, Trách nhiệm Ủy ban nhân dân xã là tổng hợp đối với các trường hợp thiếu đất sản xuất; Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất này và cuối cùng là trách nhiệm của Nhà nước là chuẩn bị nguồn lực. Đó là tiền để tạo ra quỹ đất, thông qua việc thu hồi của những người có đất. Ngoài ra, để tạo quỹ đất cho đồng bào, Chính phủ thể ban hành thêm khung chính sách để giải quyết vấn đề này.
Về kiến nghị việc quy định đảm bảo quỹ đất đến đúng đối tượng người cần đất, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, ban soạn thảo sẽ tiếp thu, cùng Ủy ban Kinh tế nghiên cứu quy định cụ thể theo khu vực, để đảm bảo tính ổn định lâu dài của chính sách này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Đồng quan điểm với cơ quan soạn thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, tiếp tục rà soát để chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số Điều (17) được hoàn thiện nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đăt ra.