QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 06/4/2023

06/04/2023

"Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố thành lập thị xã Thuận Thành; Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi); dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); dự án Luật Phòng thủ dân sự và dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý cho dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 06/4/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 05/4/2023

* Tối 05/4, Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập huyện và công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập thị xã Thuận Thành và các Phường thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

Dự buổi Lễ có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cùng đông đảo các thế hệ lãnh đạo, nhân dân huyện Thuận Thành.

Tại buổi Lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho các đồng chí Lãnh đạo Thị xã Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI DỰ LỄ CÔNG BỐ THÀNH LẬP THỊ XÃ THUẬN THÀNH

* Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 06/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm của cơ quan trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và góp ý cụ thể về nhiều nội dung, đề nghị cân bằng giữa yếu tố thị trường và yếu tố quản lý của nhà nước để hoàn thiện dự án luật.

Bên cạnh đó, liên quan đến nội dung bình ổn giá, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành. Theo đó cần quy định rõ mặt hàng bình ổn giá trong Luật, trường hợp cần điều chỉnh, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Một số ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định về danh mục hàng hóa bình ổn giá.  

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH: CÂN BẰNG GIỮA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG TRONG DỰ ÁN LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI)

- QUY ĐỊNH VỀ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ: CẦN THIẾT NHƯNG CẦN RÕ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH

* Cùng thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, giá là vấn đề phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực, do vậy cần có cơ chế kiểm soát, đảm bảo chặt chẽ trong công tác thẩm định giá.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN CÓ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT, ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ

* Trao đổi về dự thảo Luật Giá (sửa đổi) bên hành lang Quốc hội, GS.TS Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội đề nghị quy định cụ thể về giá dịch vụ y tế vào dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Ông cho rằng: nếu trong dự thảo Luật này không quy định cụ thể, thì mọi thiệt thòi sẽ đổ lên bệnh nhân...

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Việc sửa đổi Luật này được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành khác có quy định về giá; đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả; vừa đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để vận hành thông suốt nền kinh tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: NẾU KHÔNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ, BỆNH NHẬN SẼ LÀ NGƯỜI CHỊU THIỆT

* Tham gia thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhiều đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến về việc sử dụng chữ ký điện tử. 

Quan tâm đến nội dung này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển chữ ký điện tử, qua đó đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, bắt kịp nhịp phát triển của nền kinh tế số.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÁT TRIỂN CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ - CÔNG CỤ ĐẮC LỰC PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ

- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 06/4: HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH XEM XÉT CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI)

* Để Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh cho rằng, người dân cần nâng cao nhận thức về giao dịch điện tử đảm bảo an toàn, tin cậy. Các tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các công cụ, nền tảng, hệ thống liên quan đến ký điện tử, ký số, xác thực chữ ký số, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử.

Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 08 chương và 54 điều sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 05/2023. Để dự án Luật được xem xét kỹ lưỡng trước trình Quốc hội thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM ANH: NGƯỜI DÂN CẦN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ ĐẢM BẢO AN TOÀN, TIN CẬY

* Sáng 06/4, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý cho dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Phương Tuấn điều hành Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia tập trung cho ý kiến về việc mở rộng phạm vi áp dụng, điều chỉnh của Luật, quản lý các dịch vụ OTT, dịch vụ điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, dịch vụ vệ tinh…

Xem nội dung chi tiết tại đây: LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ ÁN LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI)

* Tiếp tục chương trình làm việc, 14h00 ngày 06/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Phòng thủ dân sự và dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 06/4: HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ VÀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

- CHÙM ẢNH: BÊN LỀ HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH NGÀY 06/4

* Quan tâm tới Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, một số ý kiến chuyên gia, cử tri kỳ vọng, các vị ĐBQH chuyên trách sẽ tập trung góp ý, thảo luận làm rõ những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sửa đổi Luật Đất đai được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (10/2022) và đã được lấy ý kiến Nhân dân về các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KỲ VỌNG NHỮNG CHÍNH SÁCH CỐT LÕI CỦA DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) SẼ ĐƯỢC THẢO LUẬN KỸ LƯỠNG, ĐA CHIỀU TẠI HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH

* Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề xuất, bổ sung nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở mức cao nhất có thể.

Phát biểu tại Hội nghị, một số ý kiến đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc hoàn thiện dự thảo Luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trình tại Hội nghị; đồng thời bày tỏ thống nhất việc bổ sung quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức chứ không phải chỉ là cá nhân như dự thảo luật trình xin ý kiến trước đây.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ XUẤT NHIỀU QUY ĐỊNH NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

* Cùng cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiều ý kiến đại biểu quan tâm đến quy định thủ tục rút gọn đối với vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, các ý kiến đề nghị nên cân nhắc kỹ lưỡng việc quy định quy trình rút gọn đối với vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC RÚT GỌN CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

* Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 05/4, các đại biểu cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đa số đại biểu đánh giá dự thảo luật lần này đã được tiếp thu, chỉnh sửa nghiêm túc, gần tiến tới các tiêu chí về minh bạch, liêm chính. Tuy nhiên, quy định về chỉ định thầu là nội dung tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý hoàn thiện dự thảo luật.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật bổ sung nhiều trường hợp chỉ định thầu, giảm trường hợp đấu thầu là không phù hợp, về lâu dài sẽ không tạo ra tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch của thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra tiêu cực. Do vậy, cần quy định chặt chẽ, chỉ áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và quy định tiêu chí cụ thể, tránh lạm dụng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤU THẦU ĐỦ RÕ, ĐỦ CỤ THỂ ĐỂ LỰA CHỌN NHÀ THẦU CÓ CHẤT LƯỢNG VỚI GIÁ HỢP LÝ

Thế Hà