HOÀN THIỆN HƠN NỮA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KINH TẾ, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

25/08/2022

Tại cuộc làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, thành viên đoàn giám sát cho rằng, việc xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phòng chống tham nhũng còn chậm, cần sớm hoàn thiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế đang có.

Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp

Toàn cảnh cuộc làm việc

Làm việc của Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, đại diện Bộ Công an cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội về kinh tế là do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, nợ công còn ở mức cao, nợ xấu chưa được giải quyết một cách căn bản, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... chứa đựng các yếu tố bất ổn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong nước, tác động làm cho tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm, tội phạm kinh tế, tham nhũng nói riêng diễn biến phức tạp. Ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, của tập quán văn hóa quà cáp, biếu xén có từ lâu đời, ngày nay biến tướng thành “Văn hóa phong bị”, “Văn hóa quà tặng”, cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên rõ rệt... là những điều kiện để nảy sinh tiêu cực, tội phạm tham nhũng.

Cùng với đó, hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa thật sự hoàn thiện, còn tồn tại kẽ hở cho các đối tượng phạm tội “lách luật" để trục lợi, làm giàu bất chính; lợi dụng việc thực hiện liên doanh, liên kết để thành lập pháp nhân một cách tinh vi, áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà đất, cộng sản, từng bước dịch chuyển quyền sở hữu tài sản công thành tài sản của các doanh nghiệp tư nhân để trục lợi, sử dụng cho mục đích cá nhân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí ở một số nơi còn chưa thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu, thiếu chặt chẽ: kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm. Bên cạnh đó là bệnh thành tích, né tránh trách nhiệm, e ngại mất uy tín của cá nhân, tập thể, bao che sai phạm xảy ra trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều đơn vị, cơ quan tổ chức.

Đại diện Bộ Công an báo cáo Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”

Thêm vào đó, các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, công tác quản lý cán bộ tại một số cơ quan, đơn vị còn lỏng lẻo, yếu kém; không chú trọng công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc cấp dưới trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái biến chất. Trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích vị kỷ trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật và làm nảy sinh tham nhũng.

Trao đổi về những tồn tại, hạn chế, vướng mắc về chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước, các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chưa tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, còn sơ hở để các đối tượng lợi dụng phạm tội. Việc xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phòng chống tham nhũng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiến trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và tình hình tham nhũng, tội phạm về kinh tế ngày càng tinh vi.

Đặc biệt, đại diện Bộ Công an chỉ ra rằng, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác điều tra, xử lý loại tội phạm còn thiếu, chưa đồng bộ, không thống nhất, nhất là hướng dẫn của các cơ quan chức năng, dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau. Cụ thể là: Bộ luật Hình sự năm 2015, chương các tội phạm về Tham nhũng quy định 07 hành vi phạm tội, trong khi tại Điều 2, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định 12 hành vi tham nhũng, nên 05 hành vi còn lại của Luật Phòng, chống tham nhũng còn thiếu chế tài để xử lý, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên gây khó khăn và kẽ hở trong quá trình vận dụng vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng: Hệ thống văn bản phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể hóa hết một số giải pháp đã được xác lập trong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng và một số văn bản của Đảng để triển khai thực hiện như công khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, minh bạch trong ban hành quyết định hành chính, cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người dùng đầu đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, Một số quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự còn bất cập, chưa cụ thể, rõ ràng nên gây khó khăn trong việc áp dụng, cụ thể, Khoản 1 Điều 128 và Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về công tác kê biên, phong tỏa tài khoản: “chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định…” Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp bị can, bị các chuyên dịch quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người thân, bạn bè để tẩu tán, gây khó khăn cho công tác thu hồi do các đối tượng này không thuộc diện áp dụng quyết định trên.

Các đại biểu tham gia thảo luận ý kiến tại cuộc làm việc

Mặt khác “chỉ được kê biên, phong tỏa phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt, tịch thu hoặc bồi thường thiệt hại,” việc cơ quan điều tra xác định “phần tài sản tương ứng” là rất khó khăn, dẫn đến việc kê biên, phong tỏa không kịp thời, các đối trọng có thời gian để tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho công tác thu hồi thiệt hại cho Nhà thiếc. Chưa có hướng dẫn cụ thể về tình tiết định khung “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật in an toàn xã hội" tại điểm c khoản 3 Điều 583 (Tôi tham ô tài sản) và điểm d khoản 3 Điều 355 (Tôi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản), dẫn đến việc đánh giá, áp dụng quy định này không thống nhất,

Các đại biểu cũng chỉ rõ, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xử lý vật chứng còn bất cập, gây lãng phí thất thoát, cụ thể: Điểm a, Khoản 2, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc bị tiêu hủy”, tuy nhiên có nhiều loại mặt hàng tuy xác định là hàng giả nhưng chỉ giá về nguồn gốc, tem nhãn, còn giá trị sử dụng trong thực tế vẫn đảm bảo: theo quy định tại điều luật này thì số hàng giả phải cấm lưu hành, buộc phải tiêu hủy dẫn đến lãng phí, đồng thời phát sinh chi phí rất lớn cho việc tiêu hủy. Điểm C, Khoản 3, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật..." tuy nhiên, thực tế chưa có hướng dẫn cụ thể xác định vật chứng nào là hàng hóa mau hỏng, cơ quan nhà có thẩm quyền xác định việc này, có những vật chứng nếu không được xử lý ngay tại giai đoạn điều tra mà để đến khi Tòa xử mới ra quyết định xử lý vật chứng thì giá trị hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí hết giá trị sử dụng, cộng thêm chi phí vận chuyển, thuê kho bãi bảo quản, sẽ gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho Nhà nước.

Ngoài gia, các chuyên gia, nhà quản lý cũng cho biết, trong công tác quản lý Nhà nước, mối quan hệ chỉ đạo báo cáo đề xuất giữa lãnh đạo các Bộ, ngành với Bộ phận quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp còn mang nặng cơ chế hành chính “xin-cho", không bám sát thực tiền hoạt động sản xuất kinh doanh và bị chi phối bởi quyền lực của lãnh đạo Bộ. ngành Trung ương. Doanh nghiệp mặc dù trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty thông qua các chức danh quản trị, điều hành nhưng chịu sự chỉ đạo, chi phối và quyết định gần như tuyệt đối về mọi mặt của Bộ chủ quản. trong khi lãnh đạo Bộ chủ quan và các đơn vị chuyển mòn không trực tiếp bám sát được diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự bất hợp lý này dẫn đến không theo kịp với yêu cầu cứu thực tiễn quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, tạo kẽ hở cho một số cá nhân lợi dụng khai thác, chuyển dịch tài sản Nhà nước sang tài sản của tư nhân, gây thất thoát đặc biệt lớn đến tài sản Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, hoạt động bình thường của các cơ quan quản lý và thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh tế có liên quan, kéo theo các hệ lụy phức tạp về kinh tế - tài chính cũng như nhiều mặt của đời sống xã hội.

Hồ Hương

Các bài viết khác