ĐBQH LỮ THANH HẢI: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ ĐỒNG BỘ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

26/03/2020

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, về những chỉ đạo của Bộ Xây dựng khi phê duyệt thiết kế dự án xây dựng chung cư, nhà cao tầng đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông; và các giải pháp đảm bảo sự đồng bộ trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác trong quản lý và phát triển đô thị.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận được ý kiến chất vấn của ĐBQH Lữ Thanh Hải, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa gửi đến qua công văn số 1255/TTKQH-GS của Tổng Thư ký Quốc hội. Nội dung chất vấn như sau: Thời gian gần đây các thành phố lớn và một số địa phương có xu hướng phát triển đầu tư các dự án chung cư, nhà cao tầng. Đây là chủ trương chính đáng nhằm giải quyết chỗ ở cho cán bộ, công chức, nhân dân. Tuy nhiên, khi thực hiện thiết kế kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, khập khiễng, mang tính tự phát, chưa có tầm nhìn dẫn đến khi dự án đi vào hoạt động hệ thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Có thể đã xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Thời gian qua khi phê duyệt thiết kế dự án xây dựng chung cư, nhà cao tầng, Bộ Xây dựng đã có chỉ đạo gì liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông song song với triển khai dự án không? Nếu đã có rồi mà vẫn còn tồn tại thì thời gian đến Bộ Xây dựng có kế hoạch biện pháp gì để khắc phục tình trạng nêu trên không?

Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa

Về nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay đã có các quy định pháp luật bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Cụ thể, theo khoản 22 Điều 3 cúa Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông, thôn gtin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. Theo quy định tại Khoản 4, 13, 14 Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 thì các công trình hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận quan trọng của đô thị, cần được quy hoạch đồng bộ cùng với tổ chức không gian của đô thị nhằm tạp lập môi trường sống cho người dân sống và góp phần phát triển bền vững.

Trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho hai bộ theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và Nghị định số 81/2017/ND-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ây dựng, cụ thể: Bộ Xây dựng chủ trì quản lý về quy hoạch và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; Bộ Giao thông vận tại chủ trì việc quản lý sử dụng, khai thác, bảo trì.

Trong thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ đã quy định: Sở Xây dựng có chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đo thị, quản lý xây dựng ngầm đô thị, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hiện nay ở các đô thị đã có sự không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông đô thị trong việc đầu tư xây dựng một số đường giao thông đo thị. Nguyên nhân chủ yếu là do việc lập các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật còn chưa chậm và chưa đồng thời. Khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết và các dự án đầu tư đường giao thông đô thị, các cơ quan có thẩm quyền của địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa xử lý tốt việc đảm bảo đồng bộ giữa hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác.

Ngoài ra, các địa phương cũng chưa thực hiện tốt việc thực hiện các quy định về sử dụng hạ tầng chung và do thiếu nguồn lực nên các địa phương rất khó khăn trong việc cân đối vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông đo thị và hạ tầng kỹ thuật khác.

Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, Bộ Xây dựng đã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng nói chung và trong phát triển đô thị. Trong năm 2016, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 92 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra các lĩnh vực trong đó có việc thực hiện đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

Về giải pháp khắc phục tình trạng trên, theo nhiệm vụ được Quốc hội và Chính Phủ giao, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đề nghị các địa phương, nhất là các đô thị lớn tăng cường hướng dẫn, rà soát, kiểm tra, thanh tra công tác quy hoạch, quản lý quy hoặch; xử lý nghiêm các vi phạm,...

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác