HÀ NỘI: CỬ TRI ĐÁNH GIÁ CAO ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀO DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI)
ĐBQH ĐÀO CHÍ NGHĨA: CẦN QUY ĐỊNH CÁC CƠ CHẾ ĐẶC THÙ CỤ THỂ, ĐẢM BẢO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ
Hiện có ít nhất 11 nước có Luật Thủ đô, gồm Argentina, Ấn Độ, Brazil, Canada, Malaysia, Kazakhstan, Hoa Kỳ, Nam Phi, Nigeria, Pakistan và Australia.Trao đổi với đại sứ Hà Huy Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa, Đại biểu Quốc hội khoá XIII xung quanh vấn đề này.
Đại sứ Hà Huy Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa, Đại biểu Quốc hội khoá XIII
Phóng viên: Thưa ông, là đại biểu đã từng bấm nút thông qua Luật Thủ đô năm 2012, ông đánh gía thế nào về việc bổ sung những chính sách đặc thù trong sửa đổi Luật Thủ đô lần này?
Đại sứ Hà Huy Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa, Đại biểu Quốc hội khoá XIII: Tôi cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này được chuẩn bị rất công phu, đã tăng từ 26 Điều trong 4 Chương ở Luật Thủ đô năm 2012, lên 59 Điều trong 7 Chương với nhiều điểm mới, thậm chí được coi là “đột phá”, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24.1.2022, của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tôi nhớ khi Quốc hội bàn về dự án Luật Thủ đô năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi ấy có nói: “Thủ đô là Thủ đô”. Tôi hiểu hàm ý của ông là Thủ đô khác với các tỉnh, thành khác khi Quốc hội lúc đó đang xây dựng Chương trình lập pháp liên quan đến dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật này được thông qua năm 2015); mà nếu được xác định như vậy, thì nước ta sẽ có Thủ đô và 62 tỉnh, thành. Các nhà nghiên cứu quốc tế hay dùng chữ “tính duy nhất” mà chỉ Thủ đô có. Thủ đô nói chung có 2 đặc thù, hay 2 đặc điểm "duy nhất” khác các tỉnh, thành. Thứ nhất, Thủ đô là nơi đặt trụ sở chính của các cơ quan Trung ương, như Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ… Thứ hai, Thủ đô là nơi duy nhất có trụ sở các Đại sứ quán và trụ sở chính của cơ quan đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ), trong khi các địa phương có thể có trụ sở của Tổng lãnh sự quán hay Văn phòng đại diện của LHQ và các tổ chức quốc tế.
Phóng viên: Với kinh nghiệm của mình, xin ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Thủ đô của các nước?
Đại sứ Hà Huy Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa, Đại biểu Quốc hội khoá XIII: Như tôi được biết thì hiện có ít nhất 11 nước có Luật Thủ đô, gồm Argentina, Ấn Độ, Brazil, Canada, Malaysia, Kazakhstan, Hoa Kỳ, Nam Phi, Nigeria, Pakistan và Australia. Tôi đã nghiên cứu Luật Thủ đô của các nước này và nhận thấy có một số điểm đáng chú ý: Đầu tiên, hầu hết các luật đều xác định khu vực địa lý hay vùng Thủ đô rõ ràng.Thứ hai, các luật này xác định rõ thẩm quyền, sự tương thích hay khác biệt với các luật hiện hành, nhất là khi có điều khoản thể hiện tính tự trị, tự quản… trái với các luật hiện hành khác…
Thứ ba, do Thủ đô có vị trí và vai trò đặc biệt, nên các nước rất coi trọng cơ chế giám sát quá trình thực thi. Thứ tư là những điều khoản trong Luật Thủ đô của một số nước, như Pakistan, cụ thể là Thủ đô Islamabad, đề cập rất nhiều vấn đề cụ thể mà Hà Nội đang phải xử lý, như công viên, chỗ đỗ xe công và tư…
Thứ năm là Luật Thủ đô của Kazakhstan (2007) và Pakistan (2015) đã tham khảo kinh nghiệm từ 10 Luật Thủ đô trước đó, có trình độ phát triển tương tự Việt Nam và đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật lập pháp giống nước ta.
Và cuối cùng là các luật đều quan tâm đến tính hiệu quả. Chỉ sau 8 năm thực thi Luật Thủ đô Islamabad (2015-2023), đến nay đã có nhiều tổ chức trên thế giới xếp hạng Islamabad là một trong top 10 Thủ đô đẹp nhất hay “đáng sống nhất” hay “đáng thăm nhất thế giới” trong năm 2023.
Luật Thủ đô rất quan trọng không chỉ với Thủ đô mà còn có giá trị tham khảo cho các tỉnh, thành trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng; góp phần lan toả ý tưởng và cách tiếp cận quan trọng cho việc xây dựng đô thị quan trọng nhất của cả nước.
Vì vậy, mục đích cuối cùng khi sửa Luật Thủ đô là hướng tới phát triển bền vững, nhất là tính bền vững trong quy hoạch không gian. Vấn đề này không phải bây giờ mới được đề cập. Kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới (năm 1986) và thi hành chính sách đối ngoại mới, nhiều khách quốc tế đã đến
Một vấn đề khác cũng cần quan tâm. Đó là, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra quy định hạn chế chiều cao của các tòa nhà để bảo đảm rằng xây dựng đô thị diễn ra bền vững. Các ví dụ bao gồm Pháp (từ những năm 1970), Trung Quốc (từ năm 2016), Mông Cổ (từ năm 2021), và Hàn Quốc (từ năm 2023). Luật Xây dựng Praha năm 2016 quy định 8 cấp độ cao cho các tòa nhà, trong đó cấp độ thấp nhất được cao tới 6m, cấp độ cao nhất được cao tới 40m.
Do vậy, chúng ta có thể tham khảo Luật Thủ đô của một số nước có điều khoản riêng về: Khu các cơ quan trung ương; Trụ sở cơ quan của thủ đô (Thành ủy, HĐND, UBND…); Khu Ngoại giao đoàn; Quy hoạch không gian; Chiều cao các tòa cao tầng, có thể quy định theo 3 loại khu vực chính (cơ quan công quyền, trụ sở kinh doanh - thương mại; nhà ở); Công viên; Sông hay hồ ở Thủ đô (đã được nêu trong Luật Thủ đô 2012); Vỉa hè; Chợ; Nơi đỗ xe; Trường học; Bệnh viện; Nghĩa trang; Khu biểu tưởng Thủ đô; Nhà tưởng niệm...
Sứ mệnh của Thủ đô là đóng vai trò biểu tượng đại diện quốc gia và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Do đó, việc tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường sự phối hợp giữa Hà Nội, Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và cơ quan đại diện của LHQ sẽ đóng góp vào việc nâng cao vị trí, vai trò, hình ảnh, và uy tín quốc gia trong mắt các nước và khách quốc tế.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông.