PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: TẾT NGUYÊN ĐÁN - NHỮNG GIÁ TRỊ MANG ĐẬM CỐT CÁCH, VĂN HÓA, TINH THẦN VIỆT
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chủ trì tổ chức thành công rất nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm quan trọng trong năm 2022
Trong năm 2022, ngoài công tác lập pháp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chủ trì tổ chức thành công rất nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm quan trọng. Có thể kể đến, Diễn đàn thanh niên 2022 chủ đề “Đào tạo nghề cho Thanh niên” nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, thúc đẩy đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao phục vụ cho phát triển đất nước trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và hội nhập quốc tế; Hội thảo “Về mô hình tổ chức, hoạt động của các Đại học ở Việt Nam” nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục đại học nói chung, về mô hình tổ chức và hoạt động của các đại học nói riêng; “Hội nghị tự chủ đại học 2022” để định hướng, lộ trình triển khai những việc cần làm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; Tọa đàm về “Giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh” nhằm trao đổi, cung cấp thông tin về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh, nhất là trong bối cảnh tác động của giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19;Tọa đàm “Chất lượng giáo dục đại học” nhằm kiến nghị nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức…
Đặc biệt, cuối năm 2022, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Bắc Ninh tổ chức thành công Hội thảo Văn hóa 2022 chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa theo quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Cuối năm 2022, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp tổ chức thành công Hội thảo Văn hóa 2022 chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”
Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời kỳ mới được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đạt mục tiêu xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên, thể chế, chính sách và nguồn lực để tạo ra sự bứt phá trong lĩnh vực văn hóa được đánh giá là điểm nghẽn lâu nay, chúng ta đã nói nhiều nhưng giải quyết còn rất khiêm tốn. Chính “việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối văn hóa của Đảng thiếu đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả” là một trong những nguyên nhân chính của các tồn tại, hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa.Vì thế, Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, là dấu mốc rất quan trọng. Hội thảo là diễn đàn bàn sâu về thể chế, chính sách và huy động, phân bổ nguồn lực hiệu quả cho phát triển văn hóa, bao gồm cả hạ tầng văn hóa, thiết chế văn hóa, con người văn hóa, rất toàn diện. Đây cũng chính là tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và trong phát biểu kết luận rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cũng xem Hội thảo Văn hóa 2022 là “một tin rất vui”, thể hiện động thái rất khẩn trương của Quốc hội nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa. Bởi để văn hóa được quan tâm đúng mức, ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, giải pháp căn cơ nhất vẫn là hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Một dẫn chứng là, khi chúng ta đổi mới cơ chế, chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, các sản phẩm và dịch vụ văn hóa ngay lập tức phát triển khởi sắc, điện ảnh, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, nghề thủ công truyền thống, quảng cáo đều có sự tăng trưởng rõ rệt.
Lắng nghe tiếng nói từ thực tiễn, đánh giá chính xác các thành tựu về văn hóa của đất nước, quan trọng hơn là nhận biết những vấn đề đang đặt ra và khuyến nghị các phản ứng chính sách cần thiết cho phát triển văn hóa. Việc tập trung trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại diễn đàn này sẽ là khởi đầu cho những hành động thiết thực, cụ thể, cho văn hóa và vì văn hóa.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, thành công nhất của Hội thảo Văn hóa 2022 là tập hợp được trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan Trung ương, địa phương, các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực văn hóa…
Cùng với Diễn đàn Kinh tế- Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”, Hội thảo Văn hóa năm 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” đã cùng lọt vào danh sách 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Hội thảo Văn hóa 2022 là một thành công lớn của Ủy ban trong năm qua, và dự kiến sẽ được duy trì thường niên. Khẳng định văn hóa đã được quan tâm hơn rất nhiều từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, nếu các vấn đề về thể chế, chính sách và nguồn lực được quan tâm đúng mức và giải quyết rốt ráo, sẽ tạo đột phá cho phát triển văn hóa trong thời gian tới.
Khẳng định tính thiết thực của Hội thảo Văn hóa 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Hội thảo là nơi cung cấp thông tin hữu ích cho các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và có những đề xuất, kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, cũng như các Bộ, ngành, địa phương. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, văn hóa rất cần thời gian, kiên trì, bền bỉ với những mục tiêu cốt lõi. Không thể nói vài tháng, vài năm, mà những chủ trương lớn về văn hóa phải mất nhiều năm mới có thể tạo ra kết quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, dễ nhận thấy nhất sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 là sự chuyển biến nhận thức về văn hóa của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Hiện nay lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương hết sức quan tâm đến phát triển văn hóa và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển. Chính từ nhận thức này đã tạo ra những chuyển biến tích cực, đồng bộ trên tất cả lĩnh vực của văn hóa. Các hoạt động văn hóa được thực hiện bài bản, chất lượng và hiệu quả hơn.
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, Quốc hội luôn chú trọng thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, tăng cường hoạt động giám sát, thông qua các quyết định quan trọng nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ngay sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nghiên cứu, đề xuất những nội dung, giải pháp để thực hiện kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị. Chính từ chỉ đạo này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã nghiên cứu, rà soát và đề xuất tổ chức Hội thảo Văn hóa 2022 chủ đề Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, thành công nhất của Hội thảo Văn hóa 2022 là đã tập hợp được trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan Trung ương, địa phương, các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực văn hóa, qua đó tích luỹ được những cơ sở chính trị, cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn rất quan trọng phục vụ quá trình đưa ra các quyết định quan trọng sau này liên quan đến chủ trương, đường lối phát triển văn hóa. Các tham luận và phát biểu tại Hội thảo khẳng định chủ đề Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa là nội dung lớn, quan trọng và thiết thực. Đây cũng là vấn đề khó, được xác định là một điểm nghẽn lớn trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Với 7 nhóm nhiệm vụ cần làm ngay đã được Chủ tịch Quốc hội kết luận tại Hội nghị Văn hóa 2022. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị từ Hội thảo.Trước hết, trên tinh thần từ sớm từ xa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ đóng góp ý kiến, đồng hành với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình nghiên cứu xây dựng Chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa, bảo đảm các nội hàm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong đó có khung chính sách lớn bao gồm 9 nhóm chính sách đã được tổng kết tại Hội thảo.
Bên cạnh đó, Ủy ban sẽ rà soát các nội dung về văn hóa trong hai Chương trình mục tiêu quốc gia đang được triển khai là xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiếp thu các ý kiến có giá trị tại Hội thảo, nhất là các nội dung liên quan tới bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nông thôn, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để có điều chỉnh phù hợp, đạt kết quả tốt hơn. Các bộ, ngành, khu vực đều đã có chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đến văn hóa, như văn hóa học đường, văn hóa gia đình, văn hóa công sở, ngoại giao văn hóa... Ủy ban sẽ giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án này, bảo đảm việc triển khai có hiệu quả…/.