Tổ đại biểu số 07 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vĩnh Phúc và Tp.Cần Thơ. Các đại biểu đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế trong năm qua đã đạt được, ghi nhận những nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng lưu ý một số vấn đề cần được đánh giá sâu thêm để có giải pháp khắc phục kịp thời, qua đó tạo động lực cho phát triển.
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan điều hành phiên thảo luận tổ tại tổ số 07
Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, bày tỏ, qua nghe báo cáo các đại biểu Quốc hội cũng như cử tri cử tri phấn khởi trước những kết quả phát triển kinh tế xã hội đạt được trong năm qua. Theo đó, các thành tựu cơ bản toàn diện, kết tinh của những nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, của toàn hệ thống chính trị. Nhấn mạnh, Với những kết quả tốt đẹp như báo cáo của Chính phủ đã đề cập nhưng đề nghị làm rõ hơn thành quả kép của tăng trưởng kỉ lục đi đôi với với duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định chắc chắn trên bối cảnh biến động của kinh tế chính trị thế giới cùng với đó là những khó khăn nội tại. Do đó những thành tựu đạt được là rất đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Văn Lâm cũng đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích sâu thêm thêm một số vấn đề. Đại biểu cho biết, cử tri và đại biểu còn băn khoăn về tính vững chắc của tăng trưởng, giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản chậm chạp điều này thể hiện không chỉ gây lãng phí mà đằng sau đó là sự yếu kém trong công tác quản lý và cơ chế chính sách không khắc phục kịp thời. Ngoài ra, về nông nghiệp năm qua có dịch bệnh gây thiệt hại lớn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, yếu kém trong quản lý đô thị… làm giảm động lực tăng trưởng và nếu giải quyết được những vấn đề thì tốc độ tăng trưởng có thể cao hơn nữa.
Đại biểu Trần Văn Lâm lưu ý tình trạng quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực còn yếu kém, chậm khắc phục, đặc biệt phản ứng chính sách ở một số cơ quan, địa phương chậm chạp. Đại biểu chỉ rõ như vấn đề ùn tắc đô thị nhiều năm qua nhưng chưa thấy giải pháp nào khả thi, vậy vấn đề này tồn tại bao lâu nữa. Hay như chính sách như phát triển điện, trong bối cảnh nguồn điện thiếu hụt nhưng một loạt nhà máy nhiệt điện chậm tiến độ do Chính phủ từ bỏ bảo lãnh chính phủ mà chính sách thay thế mãi chưa có nên doanh nghiệp phải đợi.
Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra đại biểu Trần Văn Lâm cũng đề nghị quan tâm đến các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó nổi lên ba lĩnh vực nóng nhưng hiện chính sách để quan tâm giải quyết chưa thực sự đúng mức. Đó là vấn đề an ninh mạng, an ninh năng lượng và an ninh môi trường.
Có cùng đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH Tp.Cần Thơ, cho biết thêm, qua tiếp xúc cử tri, cử tri hoan nghênh và đánh giá cao cải tiến, đổi mới trong hoạt động của Quốc hội cũng như đồng thuận với công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Bên cạnh đó, cử tri cũng quan tâm đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bởi đây là khu vực chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề các được các đại biểu Quốc hội, các địa phương đề cập nhiều lần, Chính phủ cũng đã có chính sách và giải pháp nhưng việc tổ chức thực hiện còn chậm. Bên cạnh các chủ trương chính sách trên cơ sở nghị quyết của của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, kịch bản về thích ứng với biến đổi khí hậu, các bộ ngành, địa phương cũng có các kế hoạch nhưng chưa thực sự đồng bộ khi triển khai, các dự án ưu tiên phát triển vùng có nhiều nội dung chưa rõ.
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Thị Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, cho rằng báo cáo của Chính phủ còn đề cập mờ nhạt đối với các kết quả trong lĩnh vực văn hóa, chủ yếu đề cập đến các sự kiện. Do đó cần làm rõ hơn đánh giá, đồng thời phân tích các tồn tại, hạn chế. Đại biểu cho rằng, giai đoạn 2020-2025 có ý nghĩa quan trọng, tiến tới đại biểu đại biểu các cấp và đại hội Đảng lần thứ 13, vấn đề văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thông tin báo chí cũng được đặt ra, cần phải có nhiều giải pháp định hướng để đưa thành khâu đột phá, tăng cường đầu tư trong giai đoạn tới.
Đại biểu Hoàng Thị Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang
Ngoài ra, thảo luận tại tổ, các đại biểu đề nghị quan tâm đề giải phát về khoảng cách phát triển vùng miền; cân nhắc đến tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Liên quan đến ngân sách nhà nước, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã chỉ ra như tỉ lệ huy động thuế phí/GDP vào ngân sách nhà nước có xu hướng giảm, nợ công giảm do giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản không đạt yêu cầu... các đại biểu cũng thảo luận về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, lưu ý đến việc các định các đối tượng, phạm vi và tránh tạo thành tiền lệ./.