TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 43/2022/QH15: THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH

03/04/2024

Triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương cho biết, Bộ đã đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số của tỉnh trong từng ngành và từng lĩnh vực.

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 43/2022/QH15: ĐỀ XUẤT XEM XÉT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

ĐỀ NGHỊ CÁC BỘ HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VÀ CÁC NGHỊ QUYẾT VỀ MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA ĐỂ BÁO CÁO QUỐC HỘI

Đoàn Giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” vừa có cuộc họp với một số Bộ ngành.

Tại cuộc làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), các thành viên Đoàn Giám sát đề nghị Bộ cho biết những việc đã triển khai trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số gắn với phát triển bền vững.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn  - thành viên Đoàn Giám sát đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ một số nội dung liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.

Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương cho biết, để triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2022 về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ TTTT thực hiện Nghị Quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Đề cập về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số gắn với phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ TTTT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh: Đối với việc triển khai tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho công chức, viên chức và người dân, cho đến nay, Bộ TTTT duy trì công tác tổ chức tập huấn cho đối tượng đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các bộ, các tỉnh và bồi dưỡng cho đội ngũ nòng cốt về chuyển đổi số của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Về triển khai Xây dựng Cổng thông tin về chuyển đổi số quốc gia: Bộ TTTT thông tiếp tục vận hành và cập nhật thông tin tại địa chỉ https://dx.gov.vn. Đối với triển khai Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs): Bộ TTTT đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ công nghệ số cộng đồng và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số. Nền tảng được khai trương từ đầu tháng 4/2022, tính đến 14/12/2023 đã có 23.324 lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch; Đã cung cấp 48 khóa học cho nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin và công chức, viên chức cơ quan nhà nước; Đã tập huấn được 304.397 lượt cán bộ công chức, viên chức của Bộ, ngành, địa phương.

Đối với việc triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-BTTTT ngày 15/5/2023 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2023, đặt mục tiêu 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số". Nội dung các khóa học được xây dựng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đồng thời bám sát chủ đề Năm Dữ liệu số quốc gia.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được tăng cường năng lực phục vụ. Tổng giao dịch thực hiện thông qua NDXP trong tháng 12/2023 (từ 01/12/2023 - 20/12/2023): 29.966.449 giao dịch thành công, trung bình hàng ngày có khoảng 2.96 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP. Tổng số giao dịch từ khi khai trương đến nay là 1,75 triệu giao dịch.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương.

Về triển khai xây dựng và đánh giá Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia (DTI): Ngày 20/5/2022, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ký Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”. Hiện tại, Bộ TTTT đang tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương.

Về triển khai đo lường các hoạt động của người dân trên môi trường số, phát triển xã hội số: Bộ TTTT vẫn tiếp tục chủ động theo dõi, phân tích và nhận diện xu hướng sử dụng các nền tảng số của người dân Việt Nam từ số liệu đo lường độc lập về số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng, tổng thời lượng người dùng sử dụng các nên tảng số... Ngoài ra, Bộ vẫn duy trì phương pháp tổng hợp số liệu từ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan (như Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục du lịch...) để theo dõi, giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xã hội số đã để ra tại Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và Xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Về triển khai thực hiện Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ TTTT về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, nhằm đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SMEs): Thông qua các nền tảng chuyển đổi số xuất sắc do Chương trình chọn lựa; các hoạt động của Chương trình nhằm giúp doanh nghiệp SMEs tối ưu hóa các hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số của tỉnh trong từng ngành và từng lĩnh vực. Bộ TTTT đã nghiên cứu, xây dựng danh mục các nhóm nền tảng Chuyển đổi số mà các doanh nghiệp SMEs cần cho chuyển đổi số như: Lĩnh vực Quản trị và nghiệp vụ quản lý (Nhóm nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp; nhóm nền tảng dịch vụ kế toán, tài chính; nhóm nền tảng thanh toán trực tuyến; nhóm nền tảng nhân sự, tổ chức); Lĩnh vực khách hàng và thị trường (Nhóm nền tảng quảng cáo, tiếp thị trực tuyến; nhóm nền tảng chăm sóc khách hàng); Lĩnh vực hạ tầng công nghệ và an ninh mạng (Nhóm nền tảng an toàn, an ninh mạng; nhóm nền tảng hạ tầng công nghệ); Lĩnh vực nghiệp vụ chuyên ngành (Nhóm nền tảng nhà hàng, cửa hàng; nhóm nền tảng khách sạn, điểm vui chơi)...

Ngoài ra, Bộ TTTT đã xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin điện tử của Chương trình tại địa chỉ http://smedx.vn hoặc http://smedx.mic.gov.vn để cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp, là đầu mối, sàn giao dịch hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs đăng ký, tham gia và sử dụng các nền tảng chuyển đổi số (Đến hết tháng 12/2022: Số lượt doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình: 689.124; Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình: 76.671. Đến hết tháng 12/2023, số lượt doanh nghiệp tiếp cận Chương trình là 1.080.061; Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình: 200.931).

Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng Đoàn giám sát.

Phát biểu về nội dung trên, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng Đoàn giám sát cho biết, Đoàn Giám sát cơ bản nhất trí với báo cáo của các Bộ, ngành; các báo cáo bám sát yêu cầu của Đoàn giám sát, được chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, nội dung rõ ràng.

Đoàn Giám sát cũng ghi nhận một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân theo báo cáo của các Bộ, ngành trong quá trình triển khai thực hiện chính sách và ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của bộ, ngành và sẽ tổng hợp, báo cáo, phản ánh tới Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan.

Trên cơ sở các ý kiến phát biểu của thành viên Đoàn giám sát và các đại biểu dự họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng đoàn giám sát đề nghị các Bộ rà soát, bổ sung các số liệu báo cáo cụ thể, hoàn thiện báo cáo để Đoàn giám sát tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Ngoài ra, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh đề nghị Tổ Giúp việc tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành để tổng hợp kết quả, hoàn thiện báo cáo của Đoàn Giám sát./.

Bích Lan

Các bài viết khác