HĐND ĐỊA PHƯƠNG TÍCH CỰC THAM GIA CÁC CHUYÊN ĐỀ GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, UBTVQH
UBTVQH thống nhất ban hành Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND tại Phiên họp chuyên đề tháng 8/2022
Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Hội đồng nhân dân trong tổ chức chính quyền địa phương và trong việc hiện 2 chức năng quan trọng, đó là quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Tiếp đó, năm 2019 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 về hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân và năm 2022 ban hành Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phiên chất vấn của Thường trực HĐND TP. Hà Nội
Nghiên cứu về nội dung này, TS. Đoàn Thị Tố Uyên cho biết, khung pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân dân đối đầy đủ, làm cơ sở cho việc giám sát hiệu quả trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, khi thực hiện trên thực tế, quy định pháp luật đã bộc lộ một số hạn chế như: Đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân, nhất là đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện theo quy định hiện nay là khá rộng.
Theo đó, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám đối với các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp dưới, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dẫn sự cùng cấp, các cơ quan, Hội đồng nhân dân giám sát Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nhưng chức, cá nhân ở địa phương. Vấn đề đặt ra ở đây là quy định pháp luật hiện hành lại không quy định biện pháp xử lý trong những trường hợp các cơ quan này có sai phạm (hậu quả pháp lý từ hoạt động giám sát) vì thực tế Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân không chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Ngoài ra, số lượng đại biểu kiêm nhiệm còn chiếm tỷ lệ khá cao và cơ cấu đại biểu hai cấp của Hội đồng nhân dân các cấp đã làm hạn chế đến chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân thực hiện chức năng giám sát thông qua hình thức chất vấn tại kỳ họp.
Những kiến nghị sau giám sát của các cơ quan chức năng của Hội đồng nhân dân đối với những vấn đề, vụ việc chưa phù hợp chưa được các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp thu, chấn chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời mà phải qua đôn đốc nhiều lần mới được thực hiện. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện hành lại chưa có một biện pháp chế tài hoặc cơ chế hữu hiệu nào để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm trễ hoặc cố ý trì hoãn việc tiếp thu, điều chỉnh theo đúng những kiến nghị của các cơ quan chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp sau giám sát.
TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội
Đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, TS. Đoàn Thị Tố Uyên kiến nghị:
Thứ nhất, đối với Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân 2015: Cần quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, có quy định cụ thể về hậu quả pháp lý đối với những trường hợp Tòa án nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không thực hiện đúng các quy định pháp luật trong tổ chức và hoạt động mà thông qua hoạt động giám sát Hội đồng nhân dân phát hiện được. Hoặc là giới hạn lại thẩm quyền và đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện theo hướng Hội đồng nhân dân chỉ tập trung giám sát vào đối tượng chủ yếu là cơ quan chấp hành - Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Thứ hai, đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: Cơ cấu hợp lý số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm và tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách. Việc làm này vừa tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân toàn tâm, toàn ý tập trung cho nhiệm vụ của người đại biểu, vừa là giải pháp để khắc phục có hiệu quả tình trạng e ngại, nể nang trong thực hiện chức năng giám sát, đặc biệt là giám sát tại kỳ họp thông qua việc chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của lãnh đạo Ủy ban nhân dân và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp.
Bên cạnh đó, cần quy định biện pháp chế tài cụ thể để đảm bảo các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp được các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp thu, chấn chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại nhiều lần như hiện nay.
Thứ ba, với số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã từ 15 - 35 người lại phải đảm bảo đúng yêu cầu về cơ cấu các thành phần thì việc lựa chọn thành viên các ban Hội đồng nhân dân vừa đảm bảo được năng lực chuyên môn, vừa đảm bảo tính độc lập tương đối và khách quan để thực hiện tốt chức năng thẩm định, giám sát các lĩnh vực chuyên môn được Hội đồng nhân dân phân công là công việc không dễ dàng. Lựa chọn Trưởng ban là người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, Phó Trưởng ban có thể là công chức, là giải pháp nên được xem xét. Để đảm bảo được các yêu cầu trên, cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đảm bảo chuẩn, chất nguồn nhân lực khu vực công, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Thứ tư, đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức không ngừng để nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Thứ năm, quá trình giám sát phải tăng cường sự hợp tác giữa cơ quan dân cử với cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật; phải đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả, từ việc đề xuất lựa chọn nội dung giám sát đến việc tổ chức Đoàn giám sát, xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai. Trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia tham gia đoàn giám sát hoặc tranh thủ ý kiến của những người có am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát để nâng cao chất lượng giám sát.
Thứ sáu, hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân thể hiện ở việc các kết luận, kiến nghị qua giám sát được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự giám sát thực hiện nghiêm chỉnh. Chất lượng và hiệu lực giám sát càng cao thì hiệu quả hoạt động giám sát sẽ càng cao. Việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các kiến nghị, kết luận qua giám sát là rất cần thiết. Việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát phải đảm bảo kịp thời, hiệu quả và cơ quan, đơn vị thực hiện phải báo cáo kết quả thực hiện đến Hội đồng nhân dân theo quy định.
Ngoài ra, cần tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể trong hoạt động giám sát; Kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả;…
TS. Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh, giám sát là một chức năng hết sức quan trọng của Hội đồng nhân dân, vừa thể hiện tính quyền lực của cơ quan này lại là một cơ chế minh bạch, thể hiện trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở địa phương trước nhân dân. Hiện nay, quy định của pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan này có thể triển khai các hình thức giám sát khác nhau./.