ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH ĐỊNH LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

18/10/2022

Sáng 18/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự Hội nghị có các ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HỒ ĐỨC PHỚC TIẾP XÚC CỬ TRI THỊ XÃ HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Sau gần 10 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013, dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế về nhiều mặt.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Tại từng chương của dự thảo Luật đều có sửa đổi, bổ sung những quy định mới...

Các đại biểu trao đổi, đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: H.Thu

Các đại biểu tham gia hội nghị đã đóng góp ý kiến về dự thảo Luật. Căn cứ vào những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương và kiến nghị của cử tri để đề nghị Quốc hội xem xét nội dung nhiều điều trong dự thảo Luật cần được điều chỉnh, bổ sung, làm rõ hơn để phù hợp với thực tiễn, như: Trong chuyển mục đích sử dụng đất, cần quy định cụ thể hơn về chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong phân loại đất, đề nghị làm rõ hơn quy định về đất lâm nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng, để công tác kiểm kê giữa 2 ngành Lâm nghiệp và ngành TN & MT tránh được tình trạng chồng chéo, không thống nhất. Đề nghị tách ra thành từng chương riêng về “Quy hoạch sử dụng đất” và “Kế hoạch sử dụng đất” chứ không nhập chung trong một chương như dự thảo, vì 2 nội dung này hoàn toàn khác biệt. Xem xét kế hoạch sử dụng đất được ủy quyền cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm, căn cứ quy hoạch sử dụng đất được duyệt để thực hiện, không cần phải trình Bộ TN&MT thẩm định, phê duyệt...

Nhiều ý kiến góp ý về việc cần bổ sung, quy định cụ thể hơn về đất khai hoang, đất vườn, ao; quy định rõ trách nhiệm của địa phương để quản lý chặt chẽ đất công ích; việc định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với giá trị trường cần quy định, hướng dẫn cụ thể hơn; cùng nhiều nội dung khác về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các vấn đề trong thu hồi đất, trưng dụng đất...

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tiếp thu các ý kiến và sẽ phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục làm rõ hơn một số vấn đề, nội dung cần thiết được kiến nghị xem xét điều chỉnh, để phù hợp thực tiễn và phát huy hiệu quả của Luật Đất đai (sửa đổi) trong phát triển KT-XH đất nước.

(Theo Báo điện tử Bình Định)