HÌNH ẢNH ĐOÀN ĐBQH VIỆT NAM THAM DỰ HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN AIPA VỀ MA TÚY LẦN THỨ 4 (AIPACODD 4)

24/05/2021

Sáng ngày 24/5, theo giờ Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về ma túy lần thứ 4 (AIPACODD 4): “Vượt qua những thử thách đương đại và ứng phó hướng tới ASEAN không ma túy”.

 

Chủ tịch AIPACODD 4, thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei Darussalam Nik Hafimi Abdul Haadii chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị trực tuyến AIPACODD 4 có đại biểu 10 Nghị viện thành viên AIPA; Tổng Thư ký và Ban Thư ký AIPA; đại diện Văn phòng Liên Hợp Quốc về phòng, chống ma túy và tội phạm (UNODC) tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai; Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà.

Tại Hội nghị, các quốc gia thành viên đã thông qua Chương trình nghị sự và Chương trình làm việc; đồng thời nghe Báo cáo của Liên Hợp quốc về ma túy và tội phạm; Báo cáo của ASEAN về ma túy; Báo cáo của các quốc gia thành viên AIPA.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Hội nghị:

Toàn cảnh hội nghị 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai tham dự

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Đối ngoại tham dự hội nghị

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến

Tại Hội nghị, các quốc gia thành viên đã thông qua Chương trình nghị sự và Chương trình làm việc; đồng thời nghe Báo cáo của Liên Hợp quốc về ma túy và tội phạm; Báo cáo của ASEAN về ma túy; Báo cáo của các quốc gia thành viên AIPA

Thay mặt đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà cho biết, dưới tác động của tình hình tội phạm ma túy trên thế giới và trong khu vực, cùng với tác động của dịch bệnh Covid-19, tội phạm và tệ nạn ma túy ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà, tội phạm ma túy ngày càng manh động, có hiện tượng cấu kết giữa người Việt Nam với người nước ngoài trong việc thành lập đường dây mua bán, vận chuyển ma túy trái phép; những đối tượng này hoạt động có tổ chức, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để tấn công lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt. Đáng chú ý là thực trạng đối tượng sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng lúc nhiều loại ma túy, nhất là sử dụng ma túy tổng hợp tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như quán bar, vũ trường, karaoke...

Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà nêu rõ, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, Quốc hội Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan, đó là: Luật Xử lý vi phạm hành và Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, đã sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy nhằm ngăn chặn, đấu tranh, từng bước loại trừ, hạn chế đến mức thấp nhất thực trạng tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy gây nhức nhối trong xã hội với nhiều điểm mới, cụ thể như bổ sung thêm 1 Chương mới về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà nhấn mạnh, chủ động ứng phó với những thách thức đặt ra trong bối cảnh dại dịch Covid-19, Việt Nam kêu gọi các quốc giaTăng cường nhận thức về tệ nạn ma túy và tác động của đại dịch Covid-19 đối với thị trường ma túy để từ đó có những điều chỉnh các chương trình, kế hoạch ứng phó ma túy phù hợp, thích ứng với tình hình mới

Đồng thời rà roát hệ thống pháp luật quốc gia bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống luật có liên quan, phù hợp với tình hình thực tiễn và các cam kết hướng tới ASEAN không ma túy với mục tiêu lấy con người làm trung tâm, có chính sách phù hợp để quan tâm đối tượng đích giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống sau đại dịch Covid-19, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại phía sau”...

Tại Hội nghị trực tuyến, các quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua Nghị quyết AIPACODD 4

Minh Thành