ỦY BAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH PHÚ THỌ

29/08/2018

Ngày 28/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Phó Chủ nhiệm Trần Văn Minh, Phó Trưởng đoàn giám sát, đã có buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về Việc ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có  khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, đến nay đã có 3 khu công nghiệp được đầu tư và đi vào hoạt động, các dự án đi vào hoạt động đều được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì có  2 khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Thụy Vân và khu công nghiệp Phú Hà đã thực hiện quản lý chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt theo quy định, 100% doanh nghiệp được ký hợp đồng và đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của khu công nghiệp.

Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. 

Trong quá trình hoạt động các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy, dệt nhuộm và hóa chất trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải và nước mưa. Các cơ sở doanh nghiệp đã nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật quản lý chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, thường xuyên vận hành các công trình xử lý chất thải theo quy định. Nhìn chung các cơ sở đã có ý thức đầu tư, vận hành công trình xử lý nước thải, chất thải. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm của các cơ sở cho thấy, cơ bản nước thải đầu ra đều đạt quy chuẩn môi trường cho phép.

Trong giai đoạn 2015-2018 các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã phối hợp với Bộ tài nguyên và Môi trường tổ chức  cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 3 khu công nghiệp và cơ sở thuộc đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Cơ quan chức năng đã  xử phạt tổng số tiền trên 3 tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình ban hành và thực thi chính sách bảo vệ môi trường tại tỉnh Phú Thọ cũng còn những hạn chế bất cập như: ý thức bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp chưa cao, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã  được phê duyệt; nguồn lực cho bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã còn mỏng, kinh phí hoạt động ít, trang thiết bị đánh giá ô nhiễm môi trường còn thiếu.

Liên quan đến quy định về việc yêu cầu lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các nguồn xả thải lớn, các đại biểu cho rằng qua giám sát tại một số doanh nghiệp lớn hệ thống này đã được lắp đặt, tuy nhiên chính cơ quan quản lý môi trường lại chưa có hệ thống tiếp nhận dữ liệu dẫn đến việc doanh nghiệp lúng túng trong công tác triển khai thực hiện. Chia sẻ với những áp lực về phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên, các đại biểu đề nghị tỉnh Phú Thọ cho biết những biện pháp để hạn chế các dự án gây ô nhiễm môi trường.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Phú Thọ đã giải trình làm rõ một số vấn đề các đại biểu nêu ra. Theo đó, trong thời gian tới tỉnh sẽ hoàn thiện hệ thống quan trắc, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các vi phạm. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ xem xét điều chỉnh các quy định của pháp luật đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa Luật bảo vệ môi trường với các luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, luật tài nguyên nước. Hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình xử lý bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kết luận buổi làm việc, Phó trưởng đoàn giám sát Trần Văn Minh ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Phú Thọ trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên Phó chủ nhiệm ủy ban khoa học công nghệ và môi trường Trần Văn Minh cũng chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong thực thi các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất như tiêu chuẩn xả thải tại một số đơn vị còn cao hơn so với quy định hiện hành, hệ thống quan trắc nước thải khí thải tự động vẫn chưa được lắp đặt, có kế hoạch xử lý sự cố hóa chất, sự cố môi trường...Bên cạnh đó, Phó chủ nhiệm ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội Trần Văn Minh cũng đề nghị tỉnh Phú Thọ tăng cường công tác kiểm tra giám sát lại việc tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, có các giải pháp bảo vệ môi trường nhất là đối với các doanh nghiệp thứ cấp trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao...

Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát thực tế tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. 

Trước đó, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tổng công ty Giấy Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng công ty, trong suốt quá trình hoạt động, Tổng công ty luôn nỗ lực trong việc cập nhập triển khai đầy đủ đúng và chấp hành tốt các quy định pháp lý về môi trường, cũng như đầy tư đúng mức để quản lý, xử lý triệt để các nguồn thải phát sinh trong quá trình sản xuất của Tổng công ty. Hiện nay, công suất của Tổng công ty đạt 100.000 tấn giấy/ năm. Dây truyền sản xuất hóa chất của tổng công ty có năng lực sản xuất là 6.500 tấn Clo và 7.000 tấn xút/ năm. Tổng công ty có 03 cửa xả ra môi trường và được Cục tài nguyên nước, Bộ tài nguyên và Môi trường cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Lượng nước xả thải phát sinh thực tế là 18.000 -25.000 mét khối/ ngày đêm. Hàng năm, Tổng công ty phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quan trắc môi trường theo định kỳ. Năm 2003, Tổng công ty đã dành khoảng 300 tỷ đồng cho các hạng mục về môi trường, đầu tư khoảng 50 tỷ đồng để thay thế màng điện phân của nhà máy hóa chất. Năm 2015 đầu tư mới lò hơi đốt sinh khối vỏ cây, mùn cưa sinh ra trong quá trình bóc gỗ..., năm 2016 đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục với số tiền gần 600 triệu đồng. Năm 2018, đầu tư nâng cấp hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục và đầu tư mới hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã yêu cầu Tổng công ty cung cấp một số giấy tờ có liên quan như: phiếu phân tích nước thải, giấy phép khai thác sử dụng nước mặt giấy cũ và mới, nhật ký vận hành sử dụng phương án ứng phó sự cố môi trường, hóa chất. Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị cần quan tâm hoàn chỉnh hệ thống quan trắc tự động, tiếp tục nâng cấp hệ thống xử lý nước thải./.

Thùy Linh - Anh Tuấn