Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil tham gia buổi kiểm tra dinh dưỡng cho trẻ em tại xã Đắk Rơ Ông, Huyện Tu Mơ Rông
Đoàn đã đến thăm và quan sát buổi truyền thông về dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn, thực hành nấu thức ăn dinh dưỡng sử dụng các sản phẩm địa phương, cân, đo trẻ và giao lưu với các cha mẹ có con nhỏ tại xã Đắk Rơ Ông, Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng và Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil tham gia buổi kiểm tra dinh dưỡng cho trẻ em tại xã Đắk Rơ Ông, Huyện Tu Mơ Rông
Đoàn đã đến thăm các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để tìm hiểu nhu cầu của trẻ và gia đình, qua đó cũng nắm được những trở ngại trong việc đảm bảo thực hiện các chinh sách để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đoàn cũng có buổi giao lưu với cha mẹ và các cán bộ địa phương của xã Dak Rơ Ông, Huyện Tu Mơ Rông về các điều kiện chăm sóc trẻ em ở địa phương. Tại buổi giao lưu này, người dân thể hiện mong muốn có được các kiến thức tốt hơn về việc chăm sóc trẻ em toàn diện, có thêm nhiều sân chơi cho trẻ em và được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em. Các đại biểu Quốc hội, các cán bộ địa phương và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cùng nhau trao đổi để tìm ra phương hướng đáp ứng được các nguyện vọng của người dân.
Đoàn có buổi làm việc với các cán bộ y tế xã và chính quyền địa phương nhằm ghi nhận các kiến nghị, khó khăn mà địa phương đang gặp phải
Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam với phần lớn các chỉ số về trẻ em đều tụt hậu so với các chỉ số trẻ em cấp quốc gia và khu vực. Khoảng trên 50% dân số Kon Tum là người dân tộc thiểu số chủ yếu là người Xê-đăng và Bana, sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa với điều kiện kém thuận lợi và khó tiếp cận với các dịch vụ cơ bản.
Những thách thức lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại Kon Tum bao gồm: Hạn chế về năng lực địa phương trong việc đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng các vấn đề của trẻ em; hệ thống bảo trợ xã hội và công tác xã hội tại cộng đồng chưa thực sự hiệu quả, có sự chênh lệch đáng kể trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế và sinh con tại nhà, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao và thực hành nuôi con lạc hậu; tình trạng trẻ bị lạm dụng và bỏ bê, thiếu đăng ký khai sinh, lao động trẻ em; rào cản ngôn ngữ trong giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, cơ hội giáo dục hạn chế cho trẻ em dưới 5 tuổi và hạn chế tiếp cận vệ sinh ở những vùng nông thôn nghèo.
UNICEF đã hỗ trợ thúc đẩy cách tiếp cận tích hợp để giải quyết các quyền trẻ em với mục đích kép là cải thiện kết quả trẻ em hướng tới công bằng xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh cũng như sang các tỉnh khác. UNICEF cũng hỗ trợ lồng ghép các vấn đề trẻ em trong các kế hoạch ngành và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương./.