Vì vậy, từ đề xuất của TPHCM thì thấy rằng, phải có thí điểm mà TP gọi là "chương trình sau cai nghiện". Sau 5 năm thí điểm, ngoài hiệu quả thì còn gì băn khoăn, chúng ta tiếp tục đưa vào luật.
- Dù có nhiều đánh giá trái chiều về chương trình, tuy nhiên TPHCM vẫn đề xuất tiếp tục thực hiện "đề án sau cai"?
- Hiện nay vẫn có hai luồng ý kiến, nên chúng ta sẽ tiếp tục xem xét ở các diễn đàn QH. Quan điểm thứ nhất là, phải có thời gian quản lý sau cai nghiện, dù họ trở về cộng đồng hay ở lại một cơ sở nào đó.
Trước đây, ta thường cho họ về luôn, không ai theo dõi, giúp đỡ. Do vậy, người sau cai trở về dễ rơi vào trạng thái tự ti và do vậy chỉ một số ít là vượt qua được cám dỗ, đa số tái nghiện.
Do đó, hiện nay có việc phải khẳng định là bắt buộc có một giai đoạn gọi là sau cai nghiện, còn sau cai nghiện có đưa về tất cả tại cộng đồng hay tập trung thì tôi cũng xin nói là về cơ bản đa số ý kiến ủng hộ phương án là đưa về sau cai nghiện tại cộng đồng.
Còn cai nghiện tập trung như NQ 16 thì hiện cũng có 2 loại ý kiến. Một là kéo dài thời gian cai nghiện. Quan điểm thứ hai là có một loại hình thức sau cai nghiện đối với nhóm nguy cơ tái nghiện cao, chứ không phải là tất cả như hiện nay đang được triển khai tại TPHCM và một số địa phương.
- Quan điểm của Uỷ ban các Vấn đề xã hội về vấn đề này?
- Hiện nay, Uỷ ban các Vấn đề xã hội của QH đang đề nghị một hình thức gọi là sau cai nghiện tập trung với một nhóm có nguy cơ tái nghiện cao. Việc đó do Chính phủ đứng ra tổ chức thực hiện, chứ không thể giao cho các địa phương làm. Còn lại đại trà nên đưa người ta về cộng đồng để chính quyền địa phương, xã hội và gia đình giúp đỡ sau khi thực hiện xong thời gian cai nghiện.
- Dư luận từng rất băn khoăn: Đề án tiêu tốn quá nhiều tiền của, công sức, song hiệu quả mang lại không cao? Ý kiến của bà về vấn đề này?
- Thực ra phải thấy rằng, phần lớn chi phí TPHCM bỏ ra đều đổ vào đầu tư vào xây dựng cơ bản và hiện vẫn tiếp tục sử dụng. Hiện nay, số người nghiện ma tuý theo báo cáo của Bộ Công an là hơn 170.000 người, trong khi chúng ta chỉ mới giải quyết được 1/3 trong số đó đến các cơ sở cai nghiện. Nếu tiếp tục sử dụng các cơ sở đó một cách hợp lý thì tránh lãng phí.