Tạo khuôn khổ pháp lý chung, thống nhất trong công tác TXCT của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ THANH CHỦ TRÌ LÀM VIỆC VỚI BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU
Toàn cảnh Hội thảo
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì Hội thảo. Dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu Hội đồng nhân dân một số địa phương.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết, triển khai kế hoạch nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ trong các cơ quan của Quốc hội năm 2024 – 2025, do đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ nhiệm, Ban Công tác đại biểu - cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao thực hiện Đề tài phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo góp ý Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội thảo
Quá trình nghiên cứu Đề tài, Ban Tổ chức đã tổ chức 02 cuộc Hội thảo (“Cơ sở lý luận về xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; “Đánh giá thực trạng xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”). Hội thảo Góp ý báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” là hội thảo thứ ba trong chuỗi 03 Hội thảo thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở các tham luận, ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu địa phương, Thường trực Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổng hợp, tiếp thu và hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu; Đồng thời triển khai xây dựng dự thảo Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở đó tiếp tục tổ chức Hội thảo để xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu HĐND tại Hội thảo này.
Sản phẩm cuối cùng của Đề tài sẽ là Nghị quyết được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2024. Do đó, đây là đề tài rất thiết thực, có tính ứng dụng trong thực tiễn, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổ chức và hoạt động của các địa phương.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên nêu rõ, Ban Chủ nhiệm đề tài mong muốn ghi nhận được nhiều ý kiến trao đổi và kinh nghiệm quý báu của các đại biểu tham dự tập trung vào các vấn đề: Tiếp tục góp ý, làm rõ sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn về xây dựng Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tiếp tục đề xuất, kiến nghị những nội dung cần được quy định trong Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ thực tiễn địa phương mình; Góp ý trực tiếp vào dự thảo Quy chế làm việc mẫu của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương, Ban Chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế làm việc mẫu của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận, góp ý về: Cách tiếp cận, căn cứ chính trị, pháp lý về xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thực tiễn xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nội dung, thực trạng pháp luật về xây dựng Quy chế mẫu, hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nội dung quan điểm xây dựng Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nội dung khung Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Góp ý dự thảo Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu
Thảo luận tại Hội thảo, các ý kiến đánh giá cao báo cáo tổng hợp đề tài về Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích làm rõ những vấn đề về khái niệm, nội dung, nguyên tắc, mục đích của Quy chế mẫu và sự cần thiết xây dựng Quy chế. Dự thảo đã nghiên cứu, đánh giá Quy chế hoạt động của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện cho ba vùng miền, có sử dụng số liệu kết quả các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của HĐND, để làm rõ những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện và hướng dẫn trong quy chế.
Các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu HĐND một số tỉnh, thành phố cũng góp ý hoàn thiện các nội dung liên quan đến hình thức văn bản, trong đó đề nghị thống nhất theo hướng Quy chế này là văn bản hướng dẫn tổ chức, hoạt động của HĐND, mặc dù Quy chế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dưới dạng một nghị quyết.
Có ý kiến đề nghị báo cáo Quy chế mẫu hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung hướng dẫn vào hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri và một số nhiệm vụ quan trọng của Thường trực HĐND. Trong đó, làm rõ cách thức tổ chức, tiến hành giám sát, đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND. Bổ sung, hướng dẫn cụ thể hơn về hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND, bởi đây là nhiệm vụ rất quan trọng của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, thể hiện tính đại diện, gần gũi, quan hệ chặt chẽ với Nhân dân.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc cách quy định một số nội dung, bảo đảm linh hoạt, tính pháp lý trong các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn; tại Lễ chào cờ; Thường trực HĐND phân công nhiệm vụ, điều hòa hoạt động của các thành viên đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.
Ngoài ra, một số đại biểu cũng đề nghị lược bỏ một số nội dung không phù hợp; đồng thời bổ sung các nội dung chưa được đề cập trong dự thảo quy chế mẫu, đó là quy chế thực hiện chức năng giám sát; quy định mang tính chế tài đối với các cơ quan liên quan trong đề xuất, trình, phối hợp xây dựng và ban hành nghị quyết của HĐND; thẩm quyền của Thường trực HĐND trong giải quyết các công việc phát sinh giữa hai kỳ họp; chế độ đảm bảo cho đại biểu HĐND tỉnh...
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo Góp ý báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên, thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội thảo
GS.TS Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật
TS. Hoàng Thị Ngân, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, hành chính và Công vụ, Văn phòng Chính phủ phát biểu
ThS. Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
GS.TS Phạm Hồng Thái - Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoà Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Lâm Thị Hương Thành
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ