Dự buổi làm việc về phía Bộ Thông tin và Truyền thông có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long; lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông). Về phía Văn phòng Quốc hội có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.
Báo cáo tóm tắt về việc thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW tại Văn phòng Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Tin học thuộc Văn phòng Quốc hội Bùi Danh Tuyên cho biết, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, Văn phòng Quốc hội đã triển khai nghiên cứu, quán triệt, thực hiện Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung nghiên cứu các quan điểm cơ bản của Đảng về vai trò, vị trí, ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn mới. Đồng thời, chú trọng nghiên cứu, nắm vững các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết để vận dụng vào thực tiễn của Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đang nâng cấp các hệ thống phục vụ yêu cầu riêng của Quốc hội. Hoàn thiện xây dựng Đề cương Quốc hội điện tử và triển khai bài bản với cách tiếp cập Kiến trúc tổng thể trên nền tảng dữ liệu lớn và từng bước ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động công vụ.
Để phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã đầu tư, cung cấp nhiều dịch vụ công nghệ thông tin cho đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Quốc hội như: dịch vụ thư điện tử, trang thông tin nội bộ intranet, dịch vụ internet qua proxy, các cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động tại Văn phòng Quốc hội. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn thông tin tại Văn phòng Quốc hội được chú trọng trong những năm qua; phối hợp với các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin để triển khai các hệ thống giám sát an toàn mạng công nghệ thông tin.
Vụ trưởng Vụ Tin học, thuộc Văn phòng Quốc hội Bùi Danh Tuyên
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội có quá trình phát triển lâu dài; các cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Quốc hội đã được đâu tư xây dựng trong nhiều năm; từng bước phục vụ thiết thực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đã đầu tư một số hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên môn cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu và hạ tầng để các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Quốc hội có thể truy cập, sử dụng, khai thác thông tin phục vụ chuyên môn trong việc giải quyết công việc đảm bảo nhanh chóng, chính xác và theo nhiều luồng thông tin khác nhau.
Hiện nay, Văn phòng Quốc hội đang vận hành sử dụng nhiều phần mềm nghiệp vụ, các cơ sở dữ liệu ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thông tin điện tử để hỗ trợ các hoạt động chuyên môn và cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên do các phần mềm công nghệ thông tin này được đầu tư đã lâu, không có sự thống nhất trong xây dựng, dù nhiều lần nâng cấp nhưng nhiều thành phần phần mềm bị lỗi nên gặp khó khăn trong khắc phục. Trong khi đó, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của Văn phòng Quốc hội còn thiếu, công tác tuyển dụng, thu hút nhân lực công nghệ thông tin vào cơ quan nhà nước rất khó khăn…
Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội tham dự buổi làm việc
Vụ trưởng Vụ Tin học Bùi Danh Tuyên cũng nêu một số kiến nghị tới Đoàn công tác, trong đó đề nghị tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 36-NQ/TW đã đề ra, đặc biệt là hoàn thiện thể chế về lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cùng với việc hoàn thành các nhiệm vụ liên quan nêu trong Đề án Định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Thường xuyên rà soát, bổ sung các nhiệm vụ lập pháp đáp ứng yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu thực tiễn. Quan tâm hỗ trợ Văn phòng Quốc hội trong việc xây dựng và triển khai Đề án xây dựng Quốc hội điện tử, hướng đến Quốc hội số giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030.
Báo cáo của Văn phòng Quốc hội do Vụ trưởng Vụ Tin học Bùi Danh Tuyên trình bày cũng đóng góp một số ý kiến vào khung đề xuất nội dung phục vụ xây dựng nghị quyết của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia… Trong đó, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đẩy nhanh việc triển khai Đề án Quốc hội điện tử với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nâng cao hiệu quả các hoạt động của Quốc hội trong tời gian tới, bảo đảm việc thực hiện được đồng bộ, kế thừa, kết nối, phát triển cả chiều sâu, chiều rộng… Sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành Kiến trúc Quốc hội điện tử, là căn cứ để xây dựng các nền tảng về hạ tầng kỹ thuật – công nghệ, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu… hiện đại, bảo đảm an toàn, bảo mật, đáp ứng nhu cầu lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn, cũng như triển khai các ứng dụng số phục vụ các hoạt động của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Vụ trưởng Vụ Dân nguyện Nguyễn Ngọc Hùng phát biểu
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội đã báo cáo kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW tại mỗi đơn vị; đồng thời kiến nghị, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến: việc khiển khai các phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu; giải pháp chia sẻ dữ liệu lớn; cơ chế thuê tư vấn trong lĩnh vực công nghệ thông tin; có chính sách thu hút nhân lực công nghệ thông tin; cơ chế chi phục vụ hoạt động bảo trì hệ thống vận hành công nghệ thông tin; chính sách hỗ trợ để các cơ quan truyền thông của Quốc hội đẩy mạnh chuyển đổi số; giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi số trong công tác lưu trữ…
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng đã khái quát lại những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tại Văn phòng Quốc hội. Thời gian qua, việc quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng công nghệ thông tin của Văn phòng Quốc hội được thực hiện theo quy định; đã xây dựng văn bản quy định, quy chế quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin. Cùng với quá trình triển khai Đề án xây dựng Quốc hội điện tử, hướng tới Quốc hội số giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các văn bản, quy định trong việc quản lý, duy trì hoạt động hệ thống công nghệ thông tin của Văn phòng Quốc hội…
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cũng nêu những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; đồng thời kiến nghị, đề xuất với Đoàn công tác về các giải pháp phục vụ công tác xây dựng Đề án Nghị quyết của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số…
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, Bộ Chính trị giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Đề án Nghị quyết của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số.
Thực hiện chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2024, Chương trình công tác của Đảng Đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ đã thành lập Đoàn công tác tổ chức khảo sát thực tế và làm việc với 12 cơ quan trung ương và 9 địa phương.
Văn phòng Quốc hội là đơn vị đầu tiên Đoàn công tác làm việc nhằm đánh giá kết quả đạt được trong việc triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị; những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong qua trình thực hiện; các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Nghị quyết; lắng nghe các kiến nghị đóng góp vào xây dựng Đề án Nghị quyết của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số.
Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Quốc hội, các ý kiến phát biểu của đại diện các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long đánh giá cao các ý kiến phát biểu; Đoàn công tác sẽ ghi nhận, tổng hợp phục vụ nhiệm vụ xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Đề án Nghị quyết của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số.
Thay mặt Đoàn công tác, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ tham mưu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương.
Một số hình ảnh tại buổi làm việc:
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu
Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội tại buổi làm việc
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu
Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc
Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Ngọc Hoa phát biểu
Giám đốc Thư viện Quốc hội Trịnh Ngọc Cường phát biểu
Vụ trưởng Vụ Hành chính Đỗ Thị Thanh phát biểu
Phó Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lưu Đình Thành phát biểu
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân Lê Thanh Kim
Phó Vụ trưởng Vụ Tin học Phạm Lê Hằng phát biểu