Việt Nam không bán phá giá hàng dệt may vào thị trường Mỹ

04/09/2007

Số liệu 6 tháng do phía Hoa Kỳ ghi nhận cho thấy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Đây là cơ sở để khẳng định: hàng dệt may không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Số liệu 6 tháng do phía Hoa Kỳ ghi nhận cho thấy, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ không có đột biến về số lượng và giá bán. Đây là cơ sở để khẳng định: hàng dệt may không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 3.488 triệu USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ, trong đó, theo số liệu của hải quan Mỹ, hàng dệt may Việt Nam nhập vào nước này đạt trị giá 1.973 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Đơn giá bình quân của sản phẩm (giá 1m2 quy đổi khi nhập khẩu vào Mỹ) của 6 tháng qua cũng chỉ đạt 3 USD/m2, cao gấp 2 lần so với mức 1,5 USD/m2 từ Trung Quốc và mức 1,8 USD/m2 từ các thị trường còn lại trên thế giới nhập khẩu vào Mỹ. Điều này phản ánh rằng, doanh nghiệp Việt Nam không giảm giá để bán phá giá.

Để đảm bảo cạnh tranh thật công bằng, trong suốt 8 tháng qua, hầu hết đối với các mã hàng nhạy cảm, sản phẩm Dệt may của Việt Nam vào http://www.vovnews.vn/ không những không tăng về số lượng, không hạ giá bán mà còn duy trì như trước thời điểm quốc gia này áp dụng cơ chế giám sát.

Vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đã có quyết định không cho tạm nhập tái xuất hàng để hạn chế tiêu cực về chuyển tải bất hợp pháp. Điều này chứng tỏ với phía Mỹ rằng, Việt Nam quản lý chặt và đúng đắn, để họ có thể yên tâm. Bộ Công thương cũng cho biết sẽ cùng với VITAS tăng cường tiếp cận mạnh hơn nữa với các giới chức Mỹ, với Bộ Thương mại Mỹ, nhất là trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ dự kiến vào tháng 10 đây để tiếp tục vận động họ bỏ cơ chế giám sát, hoặc giảm số lượng nhóm giám sát… đối với hàng dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, trong khi chờ đợi hai bên tiếp tục nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề này, VITAS đã xác định một chiến lược hợp lực, tìm hướng đi mới cho xuất khẩu hàng dệt may. Theo đó, VITAS phối hợp với các bộ ngành liên quan, một mặt tiếp tục đàm phán để tháo bỏ cơ chế nói trên, mặt khắc, tăng cường chống lại hoạt động vi phạm luật thương mại quốc tế như sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba để nhập khẩu vào Mỹ…

Trong bối cảnh tranh chấp thương mại đang trở nên một “đặc trưng” của hội nhập, VITAS thống nhất quan điểm hành động với các doanh nghiệp rằng: Mặc dù thị trường Mỹ khá ấn tượng đối với ngành dệt may Việt Nam (chiếm tới 55% tổng kim ngạch khẩu) nhưng các doanh nghiệp cần tích cực tìm cách tiếp cận và chuyển năng lực xuất khẩu sang các thị trường khác để giảm bớt sự tập trung vào một thị trường. Nếu doanh nghiệp đã và đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nên tìm và ưu tiên những đơn hàng có giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiện toàn hệ thống sổ sách, thực hiện chế độ kế toán minh bạch, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, để sẵn sàng giải trình với các đoàn kiểm tra đột xuất từ phía Mỹ./.

(http://www.vovnews.vn/)