Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn; DĐâo tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp; Nguyên liệu, vật tư sản xuất, đặc biệt là trong các ngành nông, lâm, thủy sản đang lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng. Cùng với đó, nhiều quy định pháp luật không phù hợp đã gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Quan hệ lao động hài hòa, ổn định và có tiến bộ trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và các cam kết đã thỏa thuận với người lao động, gây bức xúc trong cộng đồng người lao động. Và khi khủng hoảng tài chính, kinh tế xảy ra đã khiến tình trạng đình công, lãn công xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn.
Ghi nhận các ý kiến phản ánh từ phía các doanh nghiệp, Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên đề nghị các cơ quan quản lý tại địa phương tập trung giải quyết nhanh khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra thì tình hình đình công, lãn công ở trong nước đã tăng nhiều hơn, mật độ lớn hơn, phức tạp hơn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư. Chính những điều này đã làm hạn chế các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế cả nước và địa phương, trong khi đó thì sức ép cạnh tranh lại ngày càng lớn. Tại cuộc gặp, Phó chủ tịch QH đã trao đổi, lắng nghe trực tiếp các doanh nghiệp cũng là nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để đề xuất những điều chỉnh khó khăn kịp thời...