MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦY BAN VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN VÀ NHI ĐỒNG TỔ CHỨC PHIÊN HỌP MỞ RỘNG VỀ DỰ THẢO LUẬT THƯ VIỆN

05/08/2019

Sáng ngày 05/8, Ủy ban Văn hoá, GD, TN, TN & NĐ tổ chức phiên họp mở rộng về dự thảo Luật Thư viện. Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình chủ trì phiên họp. Tham dự có các thành viên Ủy ban Văn hoá, GD, TN, TN & NĐ; đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số chuyên gia trong lĩnh vực thư viện.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Thư viện. Mục đích của việc xây dựng Luật Thư viện nhằm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp 2013, tạo khung pháp lý mới để phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn hóa đọc, phục vụ việc học tập suốt đời của người dân; khắc phục bất cập trong thực tiễn hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Cũng tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật. Ngay sau kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật Thư viện. Sau thời gian tích cực rà soát, đến nay, dự thảo Luật đã có một bước hoàn thiện về bố cục, kết cấu và nhiều nội dung quan trọng khác.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, trên cơ sở những ý kiến tại phiên họp hôm nay, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện chuẩn bị trình Quốc hội tại các phiên họp tới. 

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã cho ý kiến về dự án Luật Thư viện. Mục đích của việc xây dựng Luật Thư viện nhằm thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp 2013, tạo khung pháp lý mới để phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn hóa đọc, phục vụ việc học tập suốt đời của người dân; khắc phục bất cập trong thực tiễn hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Thảo luận tại buổi làm việc, các đại biểu đều cho rằng Luật Thư viện ra đời sẽ góp phần phát triển văn hóa đọc, giúp người dân nâng cao hưởng thụ về văn hóa, thúc đẩy sự phát triển nói chung của đất nước; tạo cơ sở pháp lý nâng cao năng lực để thư viện thực hiện tốt vai trò là trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, lợi ích hưởng thụ văn hóa và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần truyền bá tri thức nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, đồng thời để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, các thư viện cần có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong bổ sung, chia sẻ, phát huy giá trị tài nguyên thông tin; cung cấp các dịch vụ công thiết yếu, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của nhân dân, phát triển văn hóa đọc và xây dựng xã hội học tập ở nước ta...

Về xếp hạng thư viện, hiện nay đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Đa số đại biểu đề nghị không quy định về xếp hạng thư viện. Các đại biểu cho rằng, mục đích xếp hạng chưa rõ, tiêu chí, nguyên tắc, chính sách đối với mỗi hạng chưa cụ thể nên khó thực hiện. Thẩm quyền xếp hạng và thu hồi xếp hạng đều giao cho cơ quan chủ quản là chưa hợp lý, cần có một tổ chức riêng đánh giá đảm bảo tính khách quan

Các đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật ghép các điều về nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành một điều; hoàn thiện, bổ sung trách nhiệm của các bộ liên quan, trong đó có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đạo tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc phát triển văn hóa đọc học đường

Phát biểu kết thúc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình ghi nhận những ý kiến thảo luận, góp ý của các đại biểu tại phiên họp; trên cơ sở những ý kiến tại phiên họp hôm nay, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện chuẩn bị trình Quốc hội tại các phiên họp tới. Riêng về nội dung liên quan đến trách nhiệm đầu tư cho hoạt động thư viện và vấn đề xếp hạng thư viện, Ủy ban dự kiến sẽ xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thu Phương