ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG TẶNG 500 PHẦN QUÀ TẾT CHO BÀ CON HỘ NGHÈO HUYỆN LẠC DƯƠNG
Quang cảnh buổi giám sát
Chương trình dưới sự chủ trì điều hành của ông Nguyễn Tạo – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn giám sát. Cùng tham dự với Đoàn giám sát có ĐBQH K’Nhiễu, Trịnh Thị Tú Anh, các thành viên Tổ tư vấn chính sách pháp luật, đại diện HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, TP Bảo Lộc.
Sau khi nghe báo cáo của Sở Giao thông Vận tải về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý hành lang an toàn đường bộ và các tuyến quốc lộ, cao tốc, đại diện thành viên Đoàn giám sát đặt câu hỏi chất vấn về một số nội dung còn tồn tại, chưa thống nhất. Đại diện Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Lâm Đồng đề nghị cần bổ sung các số liệu chi tiết, cụ thể hơn, nhất là nêu cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương đến đâu để có giải pháp khắc phục. Đại diện sở Giao thông Vận tải tiếp thu, giải trình, làm rõ một số nội dung Đoàn giám sát nêu và sẽ hoàn chỉnh bổ sung báo cáo một cách đầy đủ, chi tiết hơn báo cáo Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 6 tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV đến cấp III miền núi gồm: QL 20, 27, 27C, 28, 28B, 55 dài khoảng 508,5km và 1 tuyến cao tốc Liên Khương – Prenn dài khoảng 19,2 km. Trong giai đoạn 2014 – 2021, UBND tỉnh ban hành 1 quyết định và 7 văn bản liên quan đến công tác kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020 và quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. UBND các huyện, thành phố và đơn vị đầu tư trên địa bàn đã phối hợp, triển khai ban hành 101 văn bản liên quan đến công tác quản lý trật tự hành lang an toàn đường bộ trên địa phương. UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải là cơ quan thường trực của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, có trách nhiệm chủ trì, cùng thành viên của Tổ công tác tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015- 2020 và trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh ủy thác, giao quản lý; UBND tỉnh đã lập hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 và 55 đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam thống nhất.
Các thành viên Đoàn giám sát đặt vấn đề với sở GTVT về những vấn đề còn tồn tại
Hiện nay, các địa phương đang triển khai theo văn bản số 3042/UBND-GT ngày 5/5/2022 của UBND tỉnh là giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, liên quan khẩn trương rà soát, lập quy hoạch các điểm đấu nối vào các tuyến đường quốc lộ làm cơ sở tổ chức quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Qua báo cáo và tổ chức đi khảo sát tại địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy chỉ có trên địa bàn huyện Đơn Dương cơ bản giải tỏa được 85% nhà, vật kiến trúc nằm trong hành lang an toàn các tuyến quốc lộ 20 và 27. Thực tế trên các tuyến quốc lộ, cao tốc ở các địa phương đều có vi phạm liên quan đến hành lang an toàn đường bộ ở các mức độ khác nhau.
Ông Nguyễn Tạo – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn giám sát kết luận, chỉ đạo tại buổi giám sát
Kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn giám sát Nguyễn Tạo nhấn mạnh: Cơ bản địa phương đã xác định giới hạn phần đất của hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ, cao tốc Liên Khương – Prenn và giao địa phương quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, vi phạm về quản lý trật tự xây dựng tại địa phương trong và ngoài đô thị: Hầu hết đều có dấu hiệu vi phạm như xây dựng công trình, đào đắp, san lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ; họp chợ, buôn bán, lắp dựng biển hiệu, bảng quảng cáo lấn chiếm lòng đường, vỉa hè hành lang an toàn đường bộ.Vi phạm về quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng: Chính quyền địa phương cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trương không thực hiện việc cung cấp hồ sơ theo kế hoạch và các hồ sơ có dấu hiệu vi phạm tại các địa phương quản lý trong quá trình Tổ giúp việc khảo sát. Cụ thể có 8 hồ sơ liên quan chuyển mục đích sử dụng đất và 13 mục hồ sơ công trình về đấu nối giao thông, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và chuyển mục đích đất công trình xây dựng. Công tác thanh tra, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2021 của chính quyền địa phương chưa được quan tâm nên thiếu hiệu quả.
Trưởng Đoàn giám sát cũng lưu ý trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng, các ngành chức năng cần tăng cường công tác quản lý về việc sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Chỉ đạo công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đào đất, san gạt mặt bằng trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép, buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Đề nghị sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng phối hợp với Sở GTVT, chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên các phương tiện thông tin, truyền thông của địa phương để nhân dân, các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện các giải pháp lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.
Thời gian tới, Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét bố trí vốn để tiến hành cắm cọc mốc lộ giới đối với 4 tuyến quốc lộ ủy thác: QL 27, QL 27C, QL 28B, QL 20 (đoạn đèo Mimosa) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và thực hiện công tác rà soát, thống kê hành lang an toàn đường bộ. Bố trí kinh phí để thực hiện công tác rà soát thống kê và cắm mốc lộ giới với các tuyến đường tỉnh. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu 183,88 tỷ đồng từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của ngân sách địa phương vào Dự án để hỗ trợ thực hiện phần giải phóng mặt bằng tuyến đường tránh thuộc Quốc lộ 20…